tailieunhanh - Mè (Sesamum indicum L.) cây trồng cần phát triển để chuyển đổi cơ cấu cho vùng Đồng bằng Sông Cửu Long
Nội dung của bài viết giới thiệu về cây mè, trình bày thành phần dinh dưỡng và nguồn dinh dưỡng của cây mè, những lợi thế của vùng cần chuyển đổi cơ cấu, một số giống mè, tiến bộ kinh tế mới đã và đang áp dụng thành công và một số giải pháp kiến nghị trong việc ứng dụng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng. | Hội thảo khoa học - Cây vừng, Tiềm năng và định hướng phát triển vùng nguyên liệu vừng ở Đồng Tháp Mười MÈ (Sesamum indicum L.) CÂY TRỒNG CẦN PHÁT TRIỂN ĐỂ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CHO VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Văn Chương1, Văn Quang1 1. Giới thiệu Mè (Sesamum indicum L.) còn gọi là vừng, là loại cây có dầu, cây thực phẩm hiện đang được rất nhiều quốc gia quan tâm và có định hướng phát triển do có hàm lượng dầu cao, chất lượng tốt. Cây mè có thời gian sinh trưởng ngắn, thuận lợi trong tiêu dùng ở phạm vi nông hộ, đồng thời cũng là cây trồng “dễ tính”, ít đòi hỏi thâm canh, có khả năng tận dụng đất đai, mùa vụ, dễ tiêu thụ trên thị trường, thích hợp luân, xen canh và gối vụ. Trong đời sống hiện nay, dầu thực vật đã trở thành một nguyên liệu rất quan trọng cần thiết, là một trong những nguồn dinh dưỡng cải thiện sức khỏe con người và có nhu cầu ngày càng tăng. Theo Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công nghiệp (IPSI) ước tính tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người năm 2011 vào khoảng từ 7,3 - 8,3 kg/người, tuy nhiên, con số này vẫn còn khá xa so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (13,5 kg/người/năm). Các nhà sản xuất trong nước dự báo tiêu thụ dầu thực vật trên đầu người nước ta năm 2015 sẽ tăng ở mức 14,5 kg/người/năm (Vietrade, 2012), qua đó cho thấy, để bảo đảm được sức khỏe của con người, dầu thực vật là nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống hiện nay. Khai thác dầu thực vật ngoài cây mè còn có nhiều cây trồng khác trong đó có đậu tương và lạc, hiện cả 2 loại cây trồng này Việt Nam đang bị thiếu nguyên liệu trầm trọng. Do sự thiếu hụt này, Việt Nam phải nhập khẩu hàng năm từ 1,0 - 1,3 triệu tấn đậu tương (gấp 7 lần sản lượng đậu tương sản xuất được trong nước) để chế biến dầu thực vật và thức ăn gia súc (Vietrade, 2012). Trong tình hình dân số ngày càng gia tăng và phát triển đàn gia súc thì nhu cầu dầu thực vật và nguyên liệu thức ăn gia súc ngày càng tăng, trong khi diện tích các cây trồng này ngày càng bị giảm sút, điều này cho .
đang nạp các trang xem trước