tailieunhanh - Sổ tay Sử dụng khôn khéo đất ngập nước

Nội dung của tài liệu trình bày Công ước về các vùng đất ngập nước, định nghĩa về các vùng đất ngập nước, khung khái niệm sử dụng khôn khéo đất ngập nước và duy trì các đặc tính sinh thái của chúng, sự thịnh vượng của con người và đất ngập nước qua tuyên bố Changwon. | Sổ tay 1: Sử dụng khôn khéo đất ngập nước Bộ sổ tay của Ramsar, tái bản lần thứ 4, 2016 Sử dụng Khôn khéo đất ngập nước 1 Công ước về các vùng Đất ngập nước Công ước về các vùng Đất ngập nước (Ramsar, Iran, 1971) là một hiệp ước liên chính phủ với sứ mệnh “bảo tồn và sử dụng khôn khéo đất ngập nước thông qua các hành động của địa phương, khu vực, quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm góp phần đạt được mục tiêu phát triển bền vững trên toàn thế giới”. Tính đến tháng 10 năm 2010, đã có 160 quốc gia tham gia vào Công ước và hơn 1900 vùng đất ngập nước trên thế giới, trải rộng hơn 186 triệu ha, đã được chỉ định và đưa vào danh sách các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế của Ramsar. Trong đó, Việt Nam đã được công nhận 06 khu Ramsar bao gồm: Xuân Thuỷ, Bầu Sấu, Ba Bể, Tràm Chim, Mũi Cà Mau và Côn Đảo. Thế nào là các vùng đất ngập nước? Theo quy định của Công ước, vùng đất ngập nước bao gồm nhiều hệ sinh thái khác nhau như: các đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng đồng bằng ngập lũ, sông, hồ và các vùng ven biển như đầm muối, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô và các vùng biển khác có độ sâu không quá sáu mét khi thủy triều kiệt, và các vùng đất ngập nước nhân tạo như ao xử lý nước thải hay hồ chứa. Giới thiệu về Bộ sổ tay hướng dẫn Bộ sổ tay hướng dẫn về các vùng đất ngập nước được Ban Thư ký Công ước Ramsar chuẩn bị cho các cuộc họp lần thứ 7, 8, 9, và 10 của Hội nghị các Bên tham gia (COP7, COP8, COP9 và COP10) tổ chức tại San Jose, Costa Rica, tháng 5/1999; tại Valencia, Tây Ban Nha, tháng 11/2002; tại Kampala, Uganda, tháng 11/2005 và tại Changwon, Hàn Quốc, tháng 11/2008. Hướng dẫn về các vấn đề khác nhau đã được các Bên tham gia thông qua tại hội nghị này và các hội nghị trước, được làm thành bộ sổ tay hướng dẫn để hỗ trợ những bên quan tâm, hoặc trực tiếp tham gia và thực hiện Công ước ở cấp quốc tế, khu vực, quốc gia, tiểu vùng và địa phương. Mỗi cuốn cẩm nang mang một chủ đề, là các hướng dẫn về các vấn đề khác nhau đã được các .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN