tailieunhanh - Chương 6 Những vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn và đề xuất giải pháp
Nội dung của tài liệu trình bày các vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn: thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, phát triển sản xuất chưa quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường, chưa kiểm soát được chất thải, khó khăn trong kiểm soát ô nhiễm môi trường làng nghề, công tác quản lý môi trường nông thôn còn đan xen, thiếu đơn vị đầu mối quản lý, nhiều mảng còn bị bỏ ngỏ, tỷ lệ dân cư nông thôn được cấp nước sạch và điều kiện vệ sinh môi trường nông thôn còn thấp. | CHƯƠNG VI NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC VỀ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Nhöõng vaán ñeà böùc xuùc veà moâi tröôøng noâng thoân vaø ñeà xuaát giaûi phaùp Chöông 6 CHƯƠNG 6 NHỮNG VẤN ĐỀ BỨC XÚC VỀ MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ngoài các khu sản xuất tập trung, thiếu sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng môi trường, đặc biệt là thiếu sự đầu tư cho các hệ thống xử lý chất thải hoặc đầu tư nhưng hoạt động không đạt tiêu chuẩn cũng khiến cho các cơ sở này trở thành một nguồn thải gây ô nhiễm môi trường. Với khoảng 67% dân số tập trung ở khu vực nông thôn và đóng góp của ngành nông nghiệp là gần 20% GDP cả nước, có thể thấy rằng, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, BVMT và phát triển nông thôn bền vững là những yêu cầu cấp thiết trong thời gian tới. Chính vì vậy, việc nhận định rõ những vấn đề bức xúc về môi trường nông thôn trong những năm qua sẽ giúp các nhà quản lý, hoạch định chính sách có những định hướng và xác định đúng trọng tâm cho công tác quản lý và BVMT nông thôn, hoàn thành các mục tiêu đã đặt ra trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Hiện nay, ở nhiều địa phương, tình trạng các hộ cá thể phát triển sản xuất nông, lâm, thủy sản tự phát hoặc theo phong trào nhưng thiếu sự hướng dẫn, kiểm soát từ các cơ quan quản lý vẫn đang diễn ra. Việc này dẫn đến không kiểm soát được các sản phẩm đầu ra, đồng thời cũng gây nhiều khó khăn cho công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát ô nhiễm môi trường từ các hoạt động này. Đó là việc phát triển các giống cây trồng theo phong trào (chưa có chiến lược lâu dài, chưa đảm bảo đầu ra cho sản phẩm) nên sau mỗi vụ thu hoạch vẫn diễn ra tình trạng “được mùa, mất giá”, nông sản không tiêu thụ được nên bị thải bỏ, gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời với đó, cây trồng bị chặt bỏ hoặc đất bị bỏ hoang gây thoái hóa. Một vấn đề khác, hoạt động chăn nuôi gia súc gia cầm, nuôi trồng thủy sản phát triển ở quy mô hộ .
đang nạp các trang xem trước