tailieunhanh - Báo cáo Kỷ yếu hội thảo Phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2016-2025

Nội dung của báo cáo trình bày về hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, xuất nhập khẩu hàng hóa thực trạng và định hướng phát triển, thị trường và thương mại trong nước thực trạng và định hướng phát triển, chuỗi cung ứng và dịch vụ logistic, thương mại môi trường và những vấn đề liên quan khác. | BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 Tháng 11 - 2016 BỘ CÔNG THƯƠNG VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 Cuốn Kỷ yếu này được xuất bản với sự hỗ trợ tài chính của Liên minh châu Âu. Quan điểm trong cuốn Kỷ yếu này là của các tác giả, do đó không thể hiện quan điểm chính thức của Liên minh châu Âu hay Bộ Công Thương. GIỚI THIỆU GIỚI THIỆU Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) mở đầu cho Thời kỳ Đổi mới đất nước đã đề ra ba chương trình kinh tế lớn: Lương thực - thực phẩm; Hàng tiêu dùng; Hàng xuất khẩu. Trong đó, Chương trình Hàng xuất khẩu được xác định là mũi nhọn có ý nghĩa quyết định đối với nhiều mục tiêu kinh tế trong 5 năm (1986 - 1990), đồng thời cũng là khâu chủ yếu của toàn bộ các quan hệ kinh tế đối ngoại, xuất khẩu phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của tất cả các ngành, các cấp. Đồng thời, Báo cáo chính trị tại Đại hội lần thứ VI của Đảng cũng đã xác định phương hướng phát triển thương mại trong giai đoạn này là tăng nhanh khối lượng xuất khẩu, đáp ứng được nhu cầu nhập khẩu, khắc phục cung cách làm ăn ít hiệu quả, tình trạng phân tán, lộn xộn, gây thiệt hại cả ở thị trường trong nước lẫn ngoài nước. HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP 1. TS. Phạm Nguyên Minh 2. TS. Trịnh Thị Thanh Thủy 3. . Đinh Văn Thành 4. . Nguyễn Văn Lịch 5. . Nguyễn Văn Nam 6. . Hoàng Thọ Xuân 7. . Lê Trịnh Minh Châu 8. TS. Nguyễn Thị Nhiễu 9. TS. Phạm Hồng Tú 10. TS. Lê Huy Khôi Những chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển thương mại Việt Nam qua các kỳ Đại hội của Đảng ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 được Đại hội Đảng lần thứ XI thông qua đã xác định “Mở rộng thị trường nội địa, phát triển mạnh thương mại trong nước; đa dạng hóa thị trường ngoài nước, khai thác có hiệu quả các thị trường có hiệp định mậu dịch tự do và thị trường tiềm năng, tăng nhanh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN