tailieunhanh - Tối ưu hóa việc gắn probe DNA bằng liên kết cộng hóa trị trên cảm biến điện hóa sợi nano vàng

Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và tìm ra nồng độ probe tối ưu sử dụng để gắn trên điện cực, đồng thời xác định nồng độ tối ưu của tác nhân cố định probe (mercaptohexanol) để cho hiệu quả lai hóa tối ưu nhất. Mật độ bề mặt của probe DNA được kiểm soát bằng cách ủ kết hợp probe đã biến đổi bởi thiol với mercaptohexanol. Giữa tỉ lệ mol và mật độ probe bao phủ có mối tương quan tuyến tính, do đó bằng cách áp dụng nồng độ probe khác nhau trong quá trình chế tạo cảm biến, chúng tôi có thể kiểm soát được mật độ phân tử của các probe DNA trên bề mặt điện cực. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ T4- 2015 Tối ưu hóa việc gắn probe DNA bằng liên kết cộng hóa trị trên cảm biến điện hóa sợi nano vàng Cao Hữu Tiến Hà Vân Linh Lê Văn Hiếu Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM ( Bài nhận ngày 10 tháng 12 năm 2014, nhận đăng ngày 23 tháng 09 năm 2015) TÓM TẮT Tối ưu hóa việc cố định probe DNA lên bề mặt điện cực vàng có vai trò quan trọng cho sự phát triển của các cảm biến sinh học DNA. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát và tìm ra nồng độ probe tối ưu sử dụng để gắn trên điện cực, đồng thời xác định nồng độ tối ưu của tác nhân cố định probe (mercaptohexanol) để cho hiệu quả lai hóa tối ưu nhất. Mật độ bề mặt của probe DNA được kiểm soát bằng cách ủ kết hợp probe đã biến đổi bởi thiol với mercaptohexanol. Giữa tỉ lệ mol và mật độ probe bao phủ có mối tương quan tuyến tính, do đó bằng cách áp dụng nồng độ probe khác nhau trong quá trình chế tạo cảm biến, chúng tôi có thể kiểm soát được mật độ phân tử của các probe DNA trên bề mặt điện cực. Kết quả cho thấy với nồng độ probe 500 nM và mM mercaptohaxenol thì có tỉ lệ phần trăm thay đổi tối đa trong cường độ dòng khi lai ghép với DNA mục tiêu. Từ khóa: probe DNA, cảm biến sinh học, điện hóa, cố định probe, tối ưu hóa. MỞ ĐẦU Việc phát hiện các acid nucleic (DNA, RNA) là một bước không thể thiếu trong các ứng dụng như chẩn đoán lâm sàng, quan trắc môi trường và chống khủng bố sinh học [1]. Đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng độ nhạy, tính chọn lọc của cảm biến DNA (hoặc RNA) để có thể đưa vào ứng dụng. Gần đây, các thiết bị dựa trên DNA đã thu hút sự quan tâm đáng kể vì những ứng dụng đầy hứa hẹn của chúng trong lĩnh vực điện tử học nano [2, 3], sinh học phân tử tính toán [4-8], hình ảnh tế bào [9] và nạp thuốc [10-12]. Ngày nay, nhiều nhà nghiên cứu đang khai thác đặc tính của bề mặt vật liệu khi gắn các oligomer DNA nhằm ứng dụng trong công nghệ sinh học, y học và công nghệ nano. Nhiều nghiên cứu đã được công bố về việc phát hiện sự lai ghép .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.