tailieunhanh - Mối quan hệ hữu cơ giữa thể chế, cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử
Nội dung của bài viết trình bày về vị thế của thể chế trong điều hành kinh tế - xã hội của Nhà nước, vai trò đặc biệt của thể chế trong đời sống kinh tế - xã hội và những tác động trực tiếp hay gián tiếp của thể chế đến mọi hoạt động xã hội. | Thể Chế Kinh Tế-Xã Hội & Phát Triển Mối quan hệ hữu cơ giữa thể chế, cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử . Nguyễn Thanh Tuyền MBA. Nguyễn Lê Anh T hể chế có vai trò đặc biệt trong đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH). Nó phản ánh bản chất, chức năng của Nhà nước đương quyền; đồng thời tác động trực tiếp hay gián tiến đến mọi hoạt động xã hội. Có thể nói thể chế giữ vai trò “chủ đạo” trong mối quan hệ hữu cơ với cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử của mọi công dân. Với ý nghĩa đó, bài viết này mong muốn đóng góp một phần nhỏ, nhằm làm sáng tỏ thêm vị thế của thể chế trong điều hành KT-XH của Nhà nước. Trọng từ: Thể chế, thể chế chính thức, thể chế phi chính thức, cơ chế, chính sách, cơ chế điều hành (quản lý) hành vi ứng xử, 1. Dẫn lược Có thể nói thuật ngữ “thể chế” (KT-XH) ở VN mới được “làm quen” chính thức với thực nghĩa của nó trên văn kiện ĐH Đảng lần thứ X của ĐCSVN. Các văn kiện trước đó thường dùng là “cơ chế, chính sách”. Điều này có nghĩa là chúng ta vẫn còn có sự nhầm lẫn giữa các thuật ngữ đó trong một thời gian dài. Thực chất – thể chế, cơ chế, chính sách và cơ chế điều hành là một “chuỗi” các phương sách, biện pháp ở những vị trí, cấp độ khác nhau và có mối quan hệ hữu cơ trong quản lý điều hành KT-XH của mỗi quốc gia. Trong đó thể chế giữ vai trò “đầu não”. 2. Khái luận về thể chế Thể chế KT-XH được định nghĩa bởi các học giả trong và ngoài nước, ở những chuẩn mực và góc độ khác nhau. Trên tinh thần đó, đồng thời với những nhận thức vốn có, theo tác giả: Thể chế (KT-XH) là hệ thống pháp chế gồm: Hiến pháp (luật mẹ, luật căn bản); các bộ luật (luật cơ bản và luật “hành xử”), các quy định, các quy tắc, chế định , nhằm hài hòa các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi tổ chức trong một trật tự XH, hướng tới sự tổng hòa các lợi ích của cộng đồng. Vốn tính của thể chế Vốn tính của thể chế được thể hiện qua các đặc trưng sau: - Thể chế là sản phẩm của chế độ XH. Nó phản ánh sâu sắc bản chất và chức .
đang nạp các trang xem trước