tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Khắc phục những bất đồng về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership Agreement - TPP)

Luận văn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý được quy định trong TPP, trong pháp luật Việt Nam để tìm ra những điểm bất đồng, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục những bất đồng về nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý khi Hiệp định TPP được vận hành tại Việt Nam. | ĐẠI HỌC HUẾ TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TRẦN CAO THÀNH KHẮC PHỤC NHỮNG BẤT ĐỒNG VỀ NHÃN HIỆU VÀ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ KHI HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƢƠNG (TRANS-PACIFIC PARTNERSHIP AGREEMENT-TPP) ĐƢỢC VẬN HÀNH Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 60 38 01 07 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Thừa Thiên Huế, năm 2016 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Luật – Đại học Huế Người hướng dẫn khoa học: . Trần Văn Hải Phản biện 1: Phản biện 2: . Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Trường Đại học Luật Vào PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu Thế giới hiện nay là một thế giới phẳng - Nơi mà nền kinh tế của một quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào nền kinh tế của các quốc gia khác trên thế giới. Cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1997 tại Thái Lan và khủng hoảng nợ công năm 2010 tại Hy Lạp là hai minh chứng sống cho nhận định trên. Do đó, xu thế hợp tác phát triển kinh tế, mở cửa thị trường, hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới đối với Việt Nam đã, đang và sẽ là nhu cầu bức thiết. Năm 2007, Việt Nam chính thức tham gia vào Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO. Với việc hội nhập kinh tế trên nhiều lĩnh vực như thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, đầu tư với 150 quốc gia tại thời điểm đó (hiện nay là 162 quốc gia) đã tạo bước tiến quan trọng trong chính sách đối ngoại kinh tế, mở ra một thời đại mới cho nền kinh tế Việt Nam - Thời đại hội nhập kinh tế cùng phát triển. Cơ hội nhiều, thách thức lại càng lớn, trong gần 10 năm qua Việt Nam đã dần thích nghi với thị trường kinh tế lớn nhất hành tinh này. Tuy nhiên, xét cho cùng, việc gia nhập WTO vẫn là chưa đủ khi mà nền kinh tế Việt Nam còn cần những điều kiện để phát triển hơn nữa, hội nhập sâu, rộng hơn nữa vào nền kinh tế Thế giới. Để đáp ứng nhu cầu của các .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG