tailieunhanh - Lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang phát triển và trường hợp Việt Nam

Nội dung bài viết trình bày về nguyên nhân của sự khác biệt về tăng trưởng giữa Việt Nam so với các nước khác và đề ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao năng lực kiểm soát lạm phát ở mức độ hợp lí và phát huy mặt tác động tích cực mà lạm phát có thể mang lại cho nền kinh tế Việt Nam. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Lạm phát và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thực nghiệm các nước đang phát triển và trường hợp Việt Nam ThS. Nguyễn Minh Sáng & Ngô Nữ Diệu Khuê Đại học Ngân hàng TP. HCM N ghiên cứu này được tiến hành nhằm kiểm định mối quan hệ phi tuyến tính giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế bằng phương pháp tự hồi quy với mẫu nghiên cứu 17 nước đang phát triển, trong đó có VN giai đoạn từ năm 2000 đến 2012. Kết quả ước lượng mô hình cho thấy tồn tại một ngưỡng lạm phát mà khi lạm phát vượt trên ngưỡng này sẽ gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Dựa trên thực tiễn VN, nhóm nghiên cứu thảo luận nguyên nhân của sự khác biệt về tăng trưởng giữa VN so với các nước khác và đề ra một số gợi ý chính sách nhằm nâng cao năng lực kiểm soát lạm phát ở mức độ hợp lí và phát huy mặt tác động tích cực mà lạm phát có thể mang lại cho nền kinh tế VN. Từ khoá: Lạm phát; tăng trưởng kinh tế; ngưỡng lạm phát; VN. 1. Đặt vấn đề Lạm phát là hiện tượng kinh tế vĩ mô phổ biến, có ảnh hưởng sâu rộng đến các mặt kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia trong các giai đoạn phát triển kinh tế. Vì “lạm phát là một căn bệnh mãn tính, những lúc ngớt cơn chỉ là thời kỳ ủ bệnh và khi phát cơn thì như một ngọn lửa bùng” (Maurice Flamant, 1992) nên việc ổn định và kiểm soát lạm phát luôn là một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu trong việc điều hành kinh tế vĩ mô của mỗi quốc gia. Trong những thập kỷ vừa qua, kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm tụt giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế và khiến lạm phát tăng cao ở nhiều nước. Trong đó ở VN xuất hiện chu kỳ vòng xoáy “tăng trưởng thấp - lạm phát cao”. Do chính sách kỳ vọng quá mức về tăng trưởng cao mà lạm dụng yếu tố tiền tệ đã khiến lạm phát hình thành ở mức cao, gây tác động ngược đối với tăng trưởng kinh tế. Trong bối cảnh lạm phát liên tục biến động và ảnh hưởng đáng kể đến định hướng chính sách kinh tế vĩ mô như vậy, từ năm 2011, Chính phủ VN đã quan .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.