tailieunhanh - Chính sách tài chính đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam, thực trạng và giải pháp
Nội dung của bài viết trình bày về một số chính sách tài chính quan trọng được ban hành thời gian qua ở Việt Nam để thấy được thực trạng và qua đó đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện một số chính sách tài chính điển hình tạo sức bật cho "tam nông". | Kinh tÕ & ChÝnh s¸ch CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN VÀ NÔNG THÔN VIỆT NAM, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Đào Lan Phương1 TÓM TẮT Khu vực nông thôn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của Việt Nam. Nước ta hiện nay có trên 60% lao động làm nông nghiệp, 70% dân số sống ở vùng nông thôn. Vì vậy, giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ("tam nông") là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ nhiều chính sách và giải pháp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương, trong đó vấn đề tài chính cho "tam nông" giữ vị trí quan trọng. Chính sách tài chính đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển của "Tam nông" được thể hiện thông qua các chính sách thuế, tín dụng, bảo hiểm và hỗ trợ tài chính sách này có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất và tác động qua lại lẫn nhau cùng thúc đẩy "Tam nông". Tác giả đã đi sâu nghiên cứu một số chính sách tài chính quan trọng được ban hành thời gian qua ở Việt Nam để thấy được thực trạng và qua đó đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện một số chính sách tài chính điển hình tạo sức bật cho "tam nông". Từ khóa: Chính sách tài chính, Nông nghiệp, Nông thôn, Nông dân, "Tam nông”. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở hầu hết các quốc gia đang phát triển trên thế giới, lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cung cấp đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, tạo sự ổn định, làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Đối với Việt Nam, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ("tam nông") có vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, làm nền tảng cho CNH - HĐH đất nước, là cơ sở để phát triển kinh tế bền vững, ổn định chính trị xã hội và giữ vững an ninh, quốc phòng. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi trọng những vấn đề liên quan đến "tam nông". Nghị quyết 26/NQ -TW ngày 05/8/2008 về "Nông nghiệp, nông dân và .
đang nạp các trang xem trước