tailieunhanh - Tình hình nhiễm giun sán đường tiêu hóa ở chó và mối tương quan giữa yêu tố nguy cơ lây nhiễm sang người tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang
Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định sự lưu hành của giun sán trên chó nuôi và xác định một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm sang người tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy chó nuôi tại địa bàn khảo sát có tỷ lệ nhiễm giun sán là 73,67%. | KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII SỐ 4 - 2016 TÌNH HÌNH NHIEÃM GIUN SAÙN ÑÖÔØNG TIEÂU HOÙA ÔÛ CHOÙ VAØ MOÁI TÖÔNG QUAN GIÖÕA YEÁU TOÁ NGUY CÔ LAÂY NHIEÃM SANG NGÖÔØI TAÏI TP. LONG XUYEÂN, TÆNH AN GIANG Nguyễn Phi Bằng1, Nguyễn Hữu Hưng2, Nguyễn Hồ Bảo Trân2, Nguyễn Thị Chúc3 TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định sự lưu hành của giun sán trên chó nuôi và xác định một số yếu tố nguy cơ lây nhiễm sang người tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang. Kết quả nghiên cứu cho thấy chó nuôi tại địa bàn khảo sát có tỷ lệ nhiễm giun sán là 73,67%. Qua định danh phân loại giun sán ký sinh cho thấy chó bị nhiễm ít nhất 7 loài giun sán, bao gồm: 4 loài giun tròn (Nematoda) là Ancylostoma sp, Toxocara canis, Toxascaris leonina, Trichocephalus vulpis và 3 loài sán dây (Cestoda) là Dipylidium caninum, Spirometra mansoni và Taenia sp. Trong đó, Ancylostoma sp có tỉ lệ nhiễm cao nhất, chiếm tỷ lệ 62,62%. Chó dưới 6 tháng tuổi có tỷ lệ nhiễm Toxocara canis và Ancylostoma sp cao hơn so với chó ở lứa tuổi lớn hơn (P 24 tháng tuổi) được lấy trực tiếp ở trực tràng hay mẫu phân mới thải, trữ lạnh đem về phòng thí nghiệm. Mẫu huyết thanh người được lấy ngẫu nhiên từ những người nuôi chó và không nuôi chó, người tiếp xúc thường xuyên và không tiếp xúc thường xuyên tại TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Trong đó yếu tố có nuôi chó và tiếp xúc thường xuyên với chó được coi là yếu tố phơi nhiễm. Máy móc và dụng cụ Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng – Bệnh xá Thú y – Đại học An Giang. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu điều tra dịch tễ học được tiến hành theo phương pháp nghiên cứu cắt ngang (Michael Thrusfield, 2007). Xác định tình hình nhiễm giun sán bằng phương pháp Wilis (1972) tìm trứng giun tròn và phương pháp gạn rửa sa lắng của Benedek (1943) để tìm trứng sán và dùng buồng đếm Mc Master đếm số lượng trứng giun sán. Quy định số trứng trong 1g phân để xác định cường độ nhiễm theo Mukaratirwa và Singh (2010) như sau: dưới 500 trứng được coi như 45 KHOA HỌC KỸ THUẬT THÚ Y TẬP XXIII
đang nạp các trang xem trước