tailieunhanh - Ebook Émile hay là về giáo dục - Phần 1

Nội dung của ebook "Émile hay là về giáo dục" thông qua câu chuyện giả tưởng về cậu bé Émile được người thầy giáo dục từ lúc mới chào đời cho đến khi lập gia đình và trở thành “người công dân lý tưởng” thông qua năm giai đoạn đào tạo, Rouseau phác họa một triết lý và phương pháp giáo dục giúp cho “con người tự nhiên” có đủ sức khỏe thể chất và nghị lực tinh thần để đương đầu với những thử thách trong cuộc đời. | Table of Contents “ÉMILE HAY LÀ VỀ GIÁO DỤC” MỘT TRIẾT LÝ GIÁO DỤC NHÂN BẢN: DẠY VÀ HỌC LÀM NGƯỜI LỜI NÓI ĐẦU QUYỂN MỘT QUYỂN HAI QUYỂN BA QUYỂN BỐN QUYỂN NĂM TỦ SÁCH TINH HOA TRI THỨC THẾ GIỚI JEAN-JACQUES ROUSSEAU ÉMILE hay là VỀ GIÁO DỤC Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương dịch Bùi Văn Nam Sơn giới thiệu NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC “ÉMILE HAY LÀ VỀ GIÁO DỤC” MỘT TRIẾT LÝ GIÁO DỤC NHÂN BẢN: DẠY VÀ HỌC LÀM NGƯỜI BÙI VĂN NAM SƠN “Việc học tập đích thực của chúng ta là học tập về thân phận con người” [1] . Rousseau (Émile hay là về giáo dục) Triết gia Immanual Kant (1724-1804) tác giả của câu trả lời nổi tiếng về “Khai minh l{ gì”[2] có kỷ luật sinh hoạt hết sức nghiêm ngặt: Đúng bốn giờ chiều mỗi ngày, ông ra khỏi nh{, đi dạo, luôn luôn một mình, trên cùng một con đường. Giai thoại thường kể: dân Kònigberg chờ ông ra khỏi nh{ để lên dây cót hoặc chỉnh đồng hồ! V{ tương truyền chỉ có hai lần Kant trễ “thời khóa biểu trong suốt mấy mươi năm: Nhận được tác phẩm Émile hay là về giáo dục của J. J. Rousseau v{ nghe tin Đại Cách mạng Pháp bùng nổ. Hai sự kiện cách nhau ngót 30 năm (1762/1789) nhưng với Kant, có lẽ quyển sách n{y cũng quan trọng không kém cuộc cách mạng kia, nếu không muốn nói, cái sau chính là kết quả của c|i trước. Ta nhớ đến lời ca tụng của một trong các lãnh tụ khét tiếng của Cách mạng Pháp, Robespierre: “Trong số những nh{ tư tưởng thì chỉ có Rousseau mới thật xứng đ|ng với danh hiệu l{ người Thầy của nhân loại” (diễn văn ng{y ) Kant, suốt đời sống độc thân (tức không có nhu cầu giáo dục con c|i!), cũng đ~ trở thành một nh{ đại giáo dục tiêu biểu cho thời cận đại là nhờ chịu ảnh hưởng s}u đậm của J. J. Rousseau khi Kant nói: “Con người là tạo vật duy nhất cần phải được giáo dục”[3] hay “Con người chỉ có thể trở thành người là nhờ giáo dục. Con người là những gì được giáo dục tạo nên”[4]. Vấn đề chỉ còn là: Nền giáo dục ấy phải như thế nào? Đối với nước ta, J. J. Rousseau cũng không phải là một tên tuổi xa lạ. Trong một vế của đôi c}u liễn trên .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN