tailieunhanh - Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Tân Hồng
Đề thi HK 1 môn Ngữ văn lớp 12 năm 2016 - THPT Tân Hồng gồm các câu hỏi tự luận có đáp án giúp cho các bạn học sinh lớp 12 có thêm tư liệu tham khảo phục vụ cho ôn tập thi cử. ! | TRƯỜNG THPT TÂN HỒNG TỔ NGỮ VĂN ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm có 01 trang) KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2016-2017 Môn thi: NGỮ VĂN Ngày thi: 19 / 12 / 2016 Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4: (1) Người ta thường chia thời gian mỗi ngày thành ba phần: tám giờ làm việc, tám giờ ngủ và tám giờ nhàn rỗi, mặc dù không phải ai cũng được tỉ lệ đều đặn như thế. Hai tiếng “nhàn rỗi” gây cho ta ấn tượng tám giờ không làm gì, có vẻ vô thưởng vô phạt, không quan trọng. (2) Kì thực thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu. Đó là thời gian để mỗi người sống cuộc sống riêng của mình. Đó là thời gian để đọc sách báo, tự học, xem ti vi, chơi thể thao, đàn hát, múa nhảy, vẽ tranh, làm thơ, đi mua sắm, giao lưu với bạn bè, thăm viếng những người ruột thịt, Thời gian nhàn rỗi làm cho người ta giàu có hơn về trí tuệ, tăng cường thêm về sức khỏe, phát triển thêm về năng khiếu, cá tính, phong phú thêm về tinh thần, quan hệ. Thiếu thời gian nhàn rỗi, đời sống con người sẽ nghèo nàn, thậm chí là không có cuộc sống riêng nữa ![.] (Phỏng theo Hữu Thọ, dẫn theo SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, ) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) Câu 2. Các ý trong đoạn (2) được trình bày theo kiểu nào (kết cấu đoạn văn)? (0,5 điểm) Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “Thời gian nhàn rỗi là cực kì quý báu”? (1,0 điểm) Câu 4. Theo anh/chị, thông điệp quan trọng mà tác giả muốn gửi đến người đọc từ đoạn trích trên là gì? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của tuổi trẻ ngày nay. Câu 2 (5,0 điểm) Phân tích vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo Dục – 2008). Hết./. TRƯỜNG THPT TÂN HỒNG TỔ NGỮ VĂN HDC CHÍNH
đang nạp các trang xem trước