tailieunhanh - Vùng đất Thoại Sơn từ sau năm 1757 đến nửa sau thế kỷ XIX

Năm 1757, vùng đất Thoại Sơn chính thức thuộc chủ quyền của chúa Nguyễn. Tổ chức khẩn hoang và xác lập chủ quyền là hai quá trình được các Chúa Nguyễn tiến hành song song đồng thời, trong đó xác lập chủ quyền là để bảo vệ tính hợp pháp của công cuộc khẩn hoang và thành quả của công cuộc khẩn hoang chính là cơ sở để xác lập và khẳng định chủ quyền lâu dài, bền vững. Chỉ hơn một thế kỷ, từ năm 1757 đến nửa sau thế kỷ XIX, bằng nỗ lực vượt bậc, Thoại Sơn nhanh chóng trở thành nơi tụ cư của các cộng đồng cư dân Việt, Khmer, Chăm, Hoa và là vùng kinh tế - xã hội đa dạng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của Nam Bộ. | TAÏP CHÍ PHAÙT TRIEÅN KH&CN, TAÄP 18, SOÁ X5-2015 Vùng đất Thoại Sơn từ sau năm 1757 đến nửa sau thế kỷ XIX Trần Thị Mai Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG-HCM TÓM TẮT: Năm 1757, vùng đất Thoại Sơn chính thức thuộc chủ quyền của chúa Nguyễn. Tổ chức khẩn hoang và xác lập chủ quyền là hai quá trình được các Chúa Nguyễn tiến hành song song đồng thời, trong đó xác lập chủ quyền là để bảo vệ tính hợp pháp của công cuộc khẩn hoang và thành quả của công cuộc khẩn hoang chính là cơ sở để xác lập và khẳng định chủ quyền lâu dài, bền vững. Chỉ hơn một thế kỷ, từ năm 1757 đến nửa sau thế kỷ XIX, bằng nỗ lực vượt bậc, Thoại Sơn nhanh chóng trở thành nơi tụ cư của các cộng đồng cư dân Việt, Khmer, Chăm, Hoa và là vùng kinh tế xã hội đa dạng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của Nam Bộ. Từ khóa: Thoại Sơn, Tầm Phong Long, An Giang, khẩn hoang, xác lập chủ quyền 1. Thoại Sơn trong tiến trình khai khẩn và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn ở Nam Bộ Sự xác lập chủ quyền của Chúa Nguyễn trên vùng đất Thoại Sơn là sự tiếp nối của quá trình lâu dài, trải qua nhiều biến cố phức tạp gắn liền với quá trình thiết lập và củng cố chủ quyền hợp pháp của người Việt trên vùng đất Nam Bộ. Về cơ bản, quá trình này kéo dài từ đầu thế kỉ XVII - khi những cộng đồng dân cư người Việt đầu tiên đã có mặt trên vùng đất Nam Bộ - cho đến giữa thế kỉ XVIII (1757). Từ cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, chịu tác động của cuộc chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn, một bộ phận không nhỏ nông dân xiêu tán phải mạo hiểm đi vào phía Nam tìm kế sinh nhai. Sách Gia Định thành thông chí chép: “Địa đầu trấn Gia Định là hai xứ Mỗi Xoài (Mô Xoài), Đồng Nai đã có dân lưu tán của nước ta cùng ở lẫn với người Cao Mên, để khai khẩn ruộng đất ”1. Rồi tiếp đó, lưu dân men theo các cửa sông, cửa biển tiến sâu hơn vào nội địa và tỏa ra khai thác đất hoang dọc theo vùng Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Năm 1620, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên gả Công nương Ngọc .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.