tailieunhanh - Thực tế giảng dạy tiếng Anh qua 7 học kỳ
Nội dung bài viết "Thực tế giảng dạy tiếng Anh qua 7 học kỳ" trình bày về công tác giảng dạy tiếng Anh tại trường Đại học Văn Lang, hoạt động của bộ môn Anh văn, vấn đề xây dựng đội ngũ của bộ môn Anh văn, hoạt động giảng dạy và học thuật của bộ môn Anh văn. | Trường Đại học Văn Lang - Nội san Khoa học & Đào tạo, số 9, tháng 4/2012 THỰC TẾ GIẢNG DẠY TIẾNG ANH QUA 7 HỌC KỲ Bộ môn Anh văn 1. Công tác giảng dạy tiếng Anh tại trường ĐHDL Văn Lang . Trước năm 2008 Công tác giảng dạy tiếng Anh tại trường ĐH Văn Lang được phân bổ như sau: - Khoa Ngoại ngữ: Phụ trách giảng dạy chuyên ngôn ngữ Anh và ngoại ngữ thứ hai cho sinh viên của Khoa. - Trung tâm Ngoại ngữ: được giao nhiệm vụ dạy và tổ chức thi ngoại ngữ chứng chỉ quốc gia, đồng thời mời giảng viên giảng dạy chương trình Anh văn cơ bản (AVCB) (3 học kỳ đầu của giai đoạn 1) cho các Khoa không chuyên ngữ của Trường. - Anh văn ở giai đoạn 2 do các Khoa tự thiết kế chương trình và mời GV dạy. Qua nhiều năm, Nhà trường đầu tư nhiều cho việc giảng dạy tiếng Anh như mua sắm trang thiết bị phục vụ tốt (máy cassette, hệ thống âm thanh trong phòng học, ), dành cho AVCB khối lượng giảng dạy lớn, lên đến 300 tiết (HK1: 8đvht – 120 tiết; HK2: 6 đvht – 90 tiết; HK3: 6 đvht – 90 tiết) cho sinh viên. Dù được đầu tư, nhưng việc giảng dạy tiếng Anh vẫn chưa đạt hiệu quả như mong đợi: các Khoa vẫn phản ảnh tình trạng sinh viên gặp nhiều khó khăn khi học tiếng Anh ở giai đoạn 2; khoảng cách về kiến thức và kỹ năng sử dụng tiếng Anh giữa giai đoạn 1 và giai đoạn 2 lớn. 118 Trước tình hình đó, ngày 28/12/2002, trong Hội nghị “Bàn về đảm bảo chất lượng giảng dạy Anh văn cơ bản tại trường ĐHDL Văn Lang” do Trung tâm Ngoại ngữ tổ chức, Nhà trường thành lập một bộ phận chuyên trách (Tổ Công tác Bộ môn Anh văn Cơ bản) với nhiệm vụ nghiên cứu, thảo luận và đề xuất những vấn đề nhằm giải quyết 8 lĩnh vực cơ bản về cải tiến chất lượng giảng dạy tiếng Anh của trường. Sau nhiều buổi họp, thảo luận và hội thảo tích cực về vấn đề này, Tổ Công tác đã đưa ra chiến lược cải tiến chất lượng giảng dạy. Đầu năm 2004, qua sơ kết công tác, Tổ Công tác nhận thấy một trong những khó khăn của công tác giảng dạy tiếng Anh nằm ở đội ngũ giảng viên thỉnh giảng (trường không chủ động được trong việc bố trí .
đang nạp các trang xem trước