tailieunhanh - Chính sách phát triển vùng: Kinh nghiệm quốc tế và hướng vận dụng ở Việt Nam

Nội dung của bài viết trình bày các nội dung: tầm quan trọng của vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý điều tiết phát triển lãnh thổ, bước đầu đề cập đến khái niệm chính sách vùng, bản chất của chính sách vùng các phương hướng thực hiện chính sách vùng trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam, các công cụ điều tiết phát triển vùng ở Việt Nam theo quan niệm chính sách vùng. | 52(4): 27 - 29 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VÙNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ HƯỚNG VẬN DỤNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Xuân Trường (Đại học Thái Nguyên) Tóm tắt Trong bài báo tác giả đề cập đến các vấn đề sau đây: 1) Tầm quan trọng của vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ quốc gia và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện chức năng quản lý điều tiết phát triển lãnh thổ; 2) Bước đầu đề cập đến khái niệm chính sách vùng, bản chất của chính sách vùng; 3) Các phương hướng thực hiện chính sách vùng trên thế giới và kinh nghiệm cho Việt Nam; 4) Các công cụ điều tiết phát triển vùng ở Việt Nam theo quan niệm chính sách vùng. Từ cách tiếp cận và phân tích chính sách vùng, tác giả đưa ra một số khuyến nghị trong việc thực hiện chính sách này trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập của Việt Nam hiện nay. 1. Vấn đề tổ chức không gian lãnh thổ và điều tiết phát triển vùng của đất nước luôn nhận được sự quan tâm của bất kỳ nhà nước nào trên thế giới. Ở Liên Xô cũ và các nước xã hội chủ nghĩa trước đây, điều tiết phát triển vùng là một trong những phân hệ quan trọng nhất của quy hoạch và quản lý nhà nước. Trong các nước có nền kinh tế thị trường phát triển (Bắc Mỹ, Tây Âu), hệ thống chính sách điều tiết phát triển vùng của nhà nước hiện nay đã được hình thành từ trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 1929 1933, và có hình thức phát triển cao hơn khi nền kinh tế các nước này bước vào giai đoạn phục hồi sau chiến tranh thế giới thứ II. Trong vài chục năm gần đây, hệ thống chính sách điều tiết của nhà nước phát triển vùng ở các nước châu Á (Đông Nam Á, Nhật Bản, Trung Quốc ) cũng không ngừng được hoàn thiện. Sự tích cực hoá hoạt động này của nhà nước được giải thích bởi lí do, nếu như không giải quyết được các vấn đề vùng thì không thể thực hiện được các mục tiêu quốc gia, cụ thể là: ổn định và phát triển kinh tế, san bằng sự bất bình đẳng về thu nhập, vấn đề việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của dân cư. 2. Cho đến nay, trong các

TỪ KHÓA LIÊN QUAN