tailieunhanh - Hiện trạng các loài cây bị đe doạ tại xã Vạn Xuân và Xuân Cẩm, khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa
Trong nội dung bài báo này, trình bày hiện trạng của các loài cây bị đe doạ ở xã Vạn Xuân và Xuân Cẩm, Khu BTTN Xuân Liên nhằm mục đích đặt nền móng cho việc bảo tồn chúng tại KBTTN này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 HIỆN TRẠNG CÁC LOÀI CÂY BỊ ĐE DOẠ TẠI XÃ VẠN XUÂN VÀ XUÂN CẨM, KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN, TỈNH THANH HÓA C Ki Đ NG QUỐC VŨ Tổng L nghi Trong nghiên cứu đa dạng thực vật, việc đánh giá các loài có nguy cơ bị tiêu diệt để bảo tồn nguồn gen trong hệ thực vật vùng nghiên cứu là hết sức quan trọng nhằm góp phần định hướng cho chính sách ưu tiên trong công tác bảo tồn. Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Xuân Liên là một trong những khu bảo tồn có tính đa dạng thực vật cao ở Việt Nam. Nhưng trước sức ép dân số cũng như những hậu quả trực tiếp và gián tiếp đến hệ thực vật như khai thác lâm sản ngoài gỗ trái phép, đặc biệt lửa rừng, đốt nương làm rẫy, xây dựng thủy điện,. đã làm diện tích rừng cũng như chất lượng rừng bị giảm đi nhanh chóng, đi kèm với các nguy cơ sinh thái. Cuối cùng làm cho số loài có nguy cơ bị tiêu diệt ngày càng cao. Trong nội dung bài báo này, chúng tôi đưa ra hiện trạng của các loài cây bị đe doạ ở xã Vạn Xuân và Xuân Cẩm, Khu BTTN Xuân Liên nhằm mục đích đặt nền móng cho việc bảo tồn chúng tại KBTTN này. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các loài thực vật bậc cao có mạch ở hai xã Vạn Xuân và Xuân Cẩm, thuộc KBTTN Xuân Liên nằm trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007; Danh mục các loài có nguy cơ bị đe doạ của Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN, 2010); Nghị định số 32 của Chính phủ năm 2006 về việc cấm hay hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. 2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã áp dụng phương pháp điều tra thực địa theo tuyến, điều tra theo ô tiêu chuẩn, đặt các điểm quan sát theo dõi trực tiếp về thành phần loài, số lượng loài; phương pháp phỏng vấn nhanh có sự tham gia của người dân (PRA) để tìm thông tin về thành phần loài, sự thay đổi theo thời gian, các thông tin thương mại hóa thực vật, . 3. Thời gian Thời gian điều tra được tiến hành trong 2 năm (6/2011-6/2013), trung bình mỗi năm 2 .
đang nạp các trang xem trước