tailieunhanh - Dẫn liệu bước đầu về thống kê, đánh giá đa dạng sinh học ở Vườn Quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp
Để đánh giá tổng quan về ĐDSH của VQG, cũng như có những cơ sở khoa học để đề xuất các hướng nghiên cứu, nhóm tác giả đã kế thừa các tài liệu liên quan và trực tiếp nghiên cứu về chim, lưỡng cư, bò sát nhằm bước đầu thống kê, đánh giá ĐDSH của VQG Tràm Chim, góp phần bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên sinh vật ở đây. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 DẪN LIỆU BƯỚC ĐẦU VỀ THỐNG KÊ, ĐÁNH GIÁ ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VƯỜN QUỐC GIA TRÀM CHIM, HUYỆN TAM NÔNG, TỈNH ĐỒNG THÁP ĐỖ THỊ NHƯ UYÊN, HOÀNG THỊ NGHIỆP Trường i h ng Th Tràm Chim là Vườn Quốc gia (VQG) đầu tiên của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, thuộc huyện Tam Nông, tỉnh Đồng độ địa lý 10°40′10°47′ vĩ Bắc, 105°26′-105°36′ Đông với tổng diện tích nằm trong địa giới của 5 xã (Phú Đức, Phú Hiệp, Phú Thành B, Phú Thọ, Tân Công Sinh) và thị trấn Tràm Chim. Năm 2012, VQG Tràm Chim được công nhận là khu Ramsar thứ 4 của Việt Nam và xếp thứ 2000 của thế giới. Điều này cho thấy hệ sinh thái đất ngập nước ở đây rất cần được giữ gìn và phát triển, nhằm lưu giữ nét đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Bên cạnh đó, vườn còn là khu du lịch, tham quan, vì vậy vai trò của hệ sinh thái nơi đây càng trở nên quan trọng và cần được bảo vệ, phát triển nhằm phục vụ mục đích bảo tồn sinh học và du lịch sinh thái. VQG Tràm Chim không những giàu có về sự đa dạng sinh học (ĐDSH) mà còn là nơi lưu trữ nhiều loài sinh vật quý hiếm có giá trị cho Việt Nam và thế giới, đó là Sếu đầu đỏ (Grus antigone), Trăn đất (Python molurus), Rùa hộp lưng đen (Cuora amboinensis), Rùa ba gờ (Malayemys subtrijuga). Để đánh giá tổng quan về ĐDSH của VQG, cũng như có những cơ sở khoa học để đề xuất các hướng nghiên cứu, nhóm tác giả đã kế thừa các tài liệu liên quan và trực tiếp nghiên cứu về chim, lưỡng cư, bò sát nhằm bước đầu thống kê, đánh giá ĐDSH của VQG Tràm Chim, góp phần bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên sinh vật ở đây. I. THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thời gian nghiên cứu trên thực địa bắt đầu từ năm 2006 đến năm 2012, nghiên cứu trên thực địa về lớp chim, lớp bò sát và lớp lưỡng cư. Địa điểm thu mẫu lưỡng cư và bò sát chia làm 2 khu vực chính: Khu vực thứ nhất thu trong vùng trung tâm của vườn, đi bộ dọc theo các tuyến đường mòn và dọc hai bên bờ kênh từ khu A1 đến khu A5. Khu
đang nạp các trang xem trước