tailieunhanh - Tình trạng bảo tồn các loài trai nước ngọt (bộ unionoida) ở Việt Nam
Báo cáo này nhằm phân tích, đánh giá và đưa ra một số nhận định về tình trạng bảo tồn trai nước ngọt hiện nay ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 TÌNH TRẠNG BẢO TỒN CÁC LOÀI TRAI NƯỚC NGỌT (BỘ Unionoida) Ở VIỆT NAM i n n ĐỖ VĂN TỨ i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a HOÀNG THỊ THANH NHÀN C n a ng inh h T i ng yên v M i rường Việt Nam là một trong những điểm nóng cần được ưu tiên về bảo tồn đang dạng sinh học do có nhiều loài đặc hữu và môi trường sống của các loài này đang bị phá hủy nghiêm trọng. Trong các nhóm thủy sinh vật nước ngọt, thân mềm nước ngọt (trai, hến, ốc) là một trong những nhóm bị đe dọa nhiều nhất (Kay, 1995; Dar all và ctv., 2011). Theo Cuttelod v ng (2011), mức độ đe dọa thân mềm nước ngọt ở vùng Indo-Burma (trong đó có Việt Nam) chỉ xếp sau Châu Âu. Cho tới nay, đã có 47 loài trai nước ngọt thuộc 2 họ Unionidae và Margaritiferidae trong bộ Unionoida được ghi nhận ở Việt Nam. Tất cả các loài này đã được đánh giá trong Danh lục Đỏ IUCN (2012) và 11 loài được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (2007). Tuy nhiên, do không có công trình nghiên cứu quy mô nào dành riêng cho trai nước ngọt ở Việt Nam nên các thông tin về tình trạng hiện nay của nhóm này là rất ít. Báo cáo này nhằm phân tích, đánh giá và đưa ra một số nhận định về tình trạng bảo tồn trai nước ngọt hiện nay ở Việt Nam. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Phương pháp kế thừa Thu thập, phân tích xử lý các số liệu thống kê, các dẫn liệu điều tra, nghiên cứu, thông tin khoa học đã có từ trước tới nay có liên quan tới các loài trai nước ngọt ở Việt Nam. Tất cả các loài trai nước ngọt có ghi nhận ở vùng Indo-Burma, trong đó có Việt Nam, đã được các chuyên gia về thân mềm của IUCN (trong đó có tác giả) đưa vào đánh giá theo các thứ hạng và tiêu chuẩn của IUCN 2001, phiên bản . Để phục vụ cho việc đánh giá trên, tất cả các thông tin chính thức (từ các tài liệu đã được công bố) và không chính thức (từ các kết quả nghiên cứu chưa được công bố hoặc từ các thông tin, quan sát, nhận xét của các cá nhân) đều đã được sử dụng. Báo cáo này sẽ chủ yếu phân tích các .
đang nạp các trang xem trước