tailieunhanh - Mô hình toán phục vụ đánh giá sức tải môi trường khu vực vịnh Hạ Long - Bái Tử Long

Trên cơ sở ứng dụng mô hình tổng hợp 3 chiều (Delft3D) với kịch bản được thiết lập khác nhau của mô hình TĐL, CLN, vận chuyển trầm tích và mô hình sinh thái ở khu vực vịnh Hạ Long (VHL)-Bái Tử Long (BTL), những kết quả nhận được đã có đóng góp quan trọng cho việc đánh giá sức tải môi trường ở khu vực này. | Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển, tập 17. 2012. ISSB 978-604-913-106-6 MÔ HÌNH TOÁN PHỤC VỤ ĐÁNH GIÁ SỨC TẢI MÔI TRƯỜNG KHU VỰC VỊNH HẠ LONG- BÁI TỬ LONG VŨ DUY VĨNH, TRẦN ĐỨC THẠNH, CAO THỊ THU TRANG Viện Tài nguyên và Môi trường biển, 246 Đà Nẵng Ngô Quyền, Hải Phòng Email: vinhvd@ 1. MỞ ĐẦU Khái niệm sức tải môi trường lần đầu tiên được các nhà khoa học Mỹ sử dụng khi xác định mật độ chăn thả gia súc phù hợp tại cao nguyên Kaibad vào đầu thế kỷ 20 [6]. Đến nay, việc đánh giá sức tải đã được áp dụng vào nhiều lĩnh vực trong đó có tài nguyên và môi trường biển. Đối tượng đánh giá sức tải môi trường không chỉ là một vài yếu tố liên quan trực tiếp mà tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau có tác động qua lại chịu ảnh hưởng lẫn nhau [3]. Vì vậy cần có những đánh giá tổng hợp, có tính hệ thống và mang tính định lượng. Trong các thủy vực cũng như các hệ sinh thái luôn diễn ra sự tương tác của rất nhiều yếu tố khác nhau [10] cần tính đến trong việc đánh giá sức tải môi trường mà để tổng hợp chúng thì chỉ có thể sử dụng các mô hình toán (MHT) học [3, 7]. Những ứng dụng mô hình đầu tiên có thể kể đến là các kết quả của mô hình thủy động lực (TĐL) để đánh giá các điều kiện TĐL, giới hạn hoạt động và di chuyển của các khối nước, trao đổi nước [1, 9, 18]. Ngoài mô hình TĐL, các mô hình chất lượng nước (CLN)- sinh thái học được sử dụng để để nghiên cứu biến đổi, chuyển hóa của các nhóm chất dinh dưỡng, hữu cơ hòa tan trong môi trường nước [6, 7, 8, 13]. Những kết quả của mô hình theo hướng này không chỉ cung cấp sự hiểu biết về diễn biến của các quá trình chuyển hóa vật chất trong thủy vực mà còn có thể đưa ra những đánh giá định lượng về khả năng tiếp nhận thêm các chất gây ô nhiễm vào khu vực nghiên cứu [2, 9, 13]. Đóng góp khác của MHT cho đánh giá sức tải môi trường cũng đã được thực hiện là tính toán vận chuyển bùn cát và biến đổi địa hình của thủy vực [11, 14]. Khu vực nghiên cứu nằm ở vùng biển ven bờ phía Đông Bắc của Việt Nam, giới hạn trong khoảng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN