tailieunhanh - Yếu tố dinh dưỡng trong rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)
Nội dung của bài viết trình bày về chất bổ sung acid béo omega-3 và omega-6, chế độ ăn không có chất phụ gia và salicylat (Feinfold), chế độ ăn ít sinh dị ứng (chế độ ăn loại trừ), giải mẫn cảm kháng nguyên thức ăn, đường, aspartam và ADHD, chế độ ăn sinh keton và ADHD, thiếu sắt và ADHD, thiếu kẽm và ADHD, các liệu pháp dinh dưỡng khác trong ADHD, chế độ ăn “lành mạnh” trong dự phòng và điều trị ADHD. | Y HỌC THỰC HÀNH YẾU TỐ DINH DƯỠNG TRONG RỐI LOẠN TĂNG ĐỘNG-GIẢM CHÚ Ý (ADHD) Còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về vai trò của bổ sung dinh dưỡng và chế độ ăn trong nguyên nhân và điều trị rối loạn tăng động–giảm chú ý (ADHD: attention deficit/hyperactivity disorder) ở trẻ em, nhưng đề tài này tiếp tục được các bậc cha mẹ và thầy thuốc – những người chuộng dùng những biện pháp thay thế cho thuốc kích thích hoặc muốn tìm một liệu pháp bổ sung – quan tâm. Tuy việc dùng thuốc để điều trị ADHD đã gia tăng đều đều từ những năm 1960, nhưng trong cùng thời gian ấy cũng phổ biến nhiều chế độ ăn khác nhau. Trong việc chọn lựa một liệu pháp cho ADHD, thầy thuốc thường ưa dùng thuốc có giá trị được chứng minh bằng những thử nghiệm có đối chứng. Các chế độ ăn khó đánh giá hơn, và các thử nghiệm thường đòi hỏi loại bỏ một số thức ăn và phẩm màu cần có sự giám sát của thầy thuốc và chuyên viên dinh dưỡng. Danh sách các điều trị bằng chế độ ăn bao gồm các chế độ ăn ít đường, không có chất phụ gia và salicylat (chế độ ăn Feingold), ít sinh dị ứng, sinh keton (chế độ ăn chống động kinh), vitamin liều cao và chế độ ăn bổ sung chất béo nhiều nối đôi không bão hòa (PUFA: polyunsaturated fatty acid supplements). Thực phẩm bổ sung PUFA hoặc omega-3 là điều trị dinh dưỡng mới nhất đối với ADHD có nhiều báo cáo tích cực, trong khi chế độ ăn không có chất phụ gia mới bắt đầu phổ biến trong những năm 1980 cho thấy một sự hồi sinh đặc biệt là ở Vương quốc Anh, châu Âu, và Úc. Nghiên cứu Raine được công bố gần đây ở Úc đã qui kết ADHD ở thiếu niên với chế độ ăn theo kiểu “phương tây”, giàu chất béo, đường tinh luyện, và natri nhưng ít chất xơ, folat và acid béo omega-3 (Howard Al và cs, 2011). Bài tổng quan này điểm lại y văn chọn lọc về các chế độ ăn và ADHD đã công bố trên PubMed, đặc biệt chú trọng đến kết quả của những thử nghiệm và nghiên cứu đối chứng gần đây. Các khuyến nghị dinh dưỡng trong thực hành dựa vào dữ liệu đã được công bố và kinh nghiệm của tác giả bài viết trên trẻ em .
đang nạp các trang xem trước