tailieunhanh - Khu hệ chim khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu-Phước Bửu tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Nhằm đánh giá lại hiện trạng các loài chim của Khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu sau 10 năm biến động, chúng tôi tiến hành thực hiện 5 chuyến khảo sát từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 trên toàn bộ Khu BTTN. Báo cáo này trình bày những phát hiện và đánh giá về khu hệ chim của Khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu do Viện Sinh thái học miền Nam thực hiện. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 KHU HỆ CHIM KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BÌNH CHÂU-PHƯỚC BỬU TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU PHÙNG BÁ THỊNH, NGUYỄN HÀO QUANG, HOÀNG MINH ĐỨC i n inh h i h Mi n a i n n Kh a h v C ng ngh i a Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa khu vực Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Khu Bảo tồn thiên nhiên (Khu BTTN) Bình Châu-Phước Bửu (BC-PB), với diện tích là nơi chứa đựng giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) cao. Khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu với sinh cảnh đặc trưng rừng thưa cây họ Dầu trên đất cát và đất ngập nước ven biển, là nơi sinh sống của một số loài chim có giá trị bảo tồn nguồn gen như Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Bồ câu nâu (Columba punicea), Cổ rắn (Anhinga melanogaster). Khảo sát của Viện Quy hoạch Lâm nghiệp Nam Bộ năm 1993 ghi nhận 96 loài. Năm 2000, Lê Xuân Cảnh v ng ghi nhận 106 loài, thuộc 56 họ, 17 bộ. Ngoài ra, một khảo sát chuyên sâu về hiện trạng loài Gà lôi hông tía (Lophura diardi) cũng được thực hiện năm 1997 cho thấy mật độ của loài này khá cao ở Khu BTTN. Nhằm đánh giá lại hiện trạng các loài chim của Khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu sau 10 năm biến động, chúng tôi tiến hành thực hiện 5 chuyến khảo sát từ tháng 8 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 trên toàn bộ Khu BTTN. Báo cáo này trình bày những phát hiện và đánh giá về khu hệ chim của Khu BTTN Bình Châu-Phước Bửu do Viện Sinh thái học miền Nam thực hiện. I. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian Điều tra thực địa được tiến hành tại các kiểu sinh cảnh chính bao gồm rừng thường xanh, rừng dầu trên đất cát, rừng tràm, khu vực đất ngập nước và rừng cây công nghiệp, trảng cỏ. Thời gian nghiên cứu được tiến hành theo các tháng trong năm (mùa mưa và mùa khô), để biết sự dao động về thành phần loài. Sáu đợt khảo sát được tiến hành từ tháng 8/2011 đến tháng 5/2012. ng 1 Địa điểm và thời gian khảo sát TT Địa điểm Thời gian khảo át 1 Khu vực trạm 4, bàu Nhám và bàu Ông Hảo Từ ngày 15/08/2011-22/08/2011 2 Khu vực trạm 1,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.