tailieunhanh - Xử lý nước thải sản xuất tinh bột khoai mì bằng UASB và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xử lý
Nội dung bài viết trình bày về việc nghiên cứu xử lý nước thải sản xuất tinh bột khoai mì bằng phương pháp sinh học kỵ khí - UASB. Nghiên cứu chỉ ra rằng chất dinh dưỡng và vi lượng chỉ cần thiết bổ sung trong giai đoạn khởi động hệ thống. | Trường ĐHDL Văn Lang, nội san Khoa học và Đào tạo, số 2, 5/ 2004 XỬ LÝ NƯỚC THẢI SẢN XUẤT TINH BỘT KHOAI MÌ BẰNG UASB VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ XỬ LÝ - - - - TÓM TẮT Nước thải sản xuất tinh bột khoai mì được nghiên cứu xử lý bằng phương pháp sinh học kỵ khí - UASB (Upflow Anaerobic Sludge Blanket). Với nồng độ chất hữu cơ khá cao và khả năng phân hủy sinh học rất tốt, COD (nhu cầu oxy hóa học) trong khoảng đến mg/L và BOD (nhu cầu oxy sinh học) dao động từ mg/L, việc áp dụng phương pháp xử lý sinh học dùng UASB đã đạt được kết quả rất khả quan. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy có thể áp dụng tải trọng chất hữu cơ đến 83-114 kgCOD/, mà hiệu quả xử lý COD vẫn đạt khá cao, từ 68-84%. Kết quả là COD đầu vào giảm từ mg/L đến - mg/L. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, với tải trọng chất hữu cơ càng cao thì hiệu quả xử lý COD đạt được càng giảm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chất dinh dưỡng và vi lượng chỉ cần thiết bổ sung trong giai đoạn khởi động hệ thống. Và hệ thống UASB có khả năng chịu sốc tải trọng với nồng độ COD cao gấp 3 lần nồng độ đang vận hành và kéo dài 24 giờ, thời gian hồi phục mất khoảng 2-3 ngày. TỪ KHÓA: Nước thải sản xuất tinh bột khoai mì, tải trọng chất hữu cơ, UASB, xử lý nước thải. GIỚI THIỆU CHUNG Từ năm 1990 trở đi nền kinh tế Việt Nam có những bước tiến đáng kể nhờ vào quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hóa với hàng loạt các khu công nghiệp đã ra đời. Tuy nhiên, hoạt động nông nghiệp vẫn chiếm một tỉ lệ rất lớn trong nền kinh tế quốc dân với nhiều loại nông sản khác nhau phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Một trong những ngành phát triển nhất là công nghiệp chế biến tinh bột khoai mì. Hiện nay, Việt Nam đang đứng thứ 16 trên thế giới về sản lượng củ mì, với sản lượng hàng năm khoảng tấn (Diệu, 2003). Từ trước năm 1995, phần lớn củ mì được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu khoai mì lát. (Khoa, 1998).
đang nạp các trang xem trước