tailieunhanh - Giao tiếp xưng hô tiếng Việt bằng từ thân tộc và việc sử dụng chúng trong giao tiếp công quyền

Bài viết tập trung vào các từ thân tộc dùng làm từ xưng hô trong giao tiếp. Lí do là bởi, một mặt, chúng chiếm số lượng chủ yếu trong tổng số các từ ngữ xưng hô tiếng Việt và mặt khác, quan trọng hơn, chúng cũng là nội dung cốt lõi xung quanh vấn đề liệu có thể chuẩn hóa xưng hô công sở đang được đặt ra hiện nay. | 38 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Khương Đức Ngộ (1991), Giáo trình Hán ngữ Cao cấp, Nxb Học viện Ngôn ngữ Bắc Kinh. 主编(1994) 桥梁 北京 语言文化大学出版社 1996 年 Trần Chước (1994), “Cầu nối” . Nxb Đại học Ngôn ngữ Văn hoá Bắc Kinh Trung Quốc. NGÔN NGỮ HỌC VÀ VIỆT NGỮ HỌC Số 10 (228)-2014 4.朱德熙 主编 (2000)现代汉语 语法研究 商务印书馆。 Chu Đức Hy (2000), Nghiên cứu Ngữ pháp tiếng Hán hiện đại. Nxb Thương vụ. (Ban Biªn tËp nhËn bµi ngµy 23-08-2014) GIAO TIẾP XƯNG HÔ TIẾNG VIỆT BẰNG TỪ THÂN TỘC VÀ VIỆC SỬ DỤNG CHÚNG TRONG GIAO TIẾP CÔNG QUYỀN ADDRESSING IN VIETNAMESE WITH KINSHIP TERM AND THEIR USE IN PUBLIC SERVICES COMMUNICATION NGUYỄN VĂN KHANG (; Viện Ngôn ngữ học) Abstract: As regards communication in Vietnamese, addressing has held a particularly important position, served as a linguistic act and become a communicative strategy. Vietnamese forms of address are diverse, coming from different sources and used flexibly from the domain of family communication to social communication, in both formal and informal registers. In this article, we focus on addressing with kinship terms. The reasons are that they account for a major number of the whole Vietnamese addressing forms, and more importantly, they are also the core content regarding the issue of whether addressing in public services communication can be standardized, which is being brought up for consideration nowadays. Key words: Vietnamese addressing forms; strategy; public services communication. 1. Đặt vấn đề Xưng hô là thuật ngữ dùng để chỉ việc tự gọi mình (xưng) và gọi người khác (hô) khi giao tiếp. Xưng hô là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội bởi đó là sự tương tác giữa vai xã hội và vai giao tiếp, phản chiếu các mối quan hệ đa chiều từ gia đình đến xã hội của các cá nhân trong cộng đồng giao tiếp. Vì thế, xưng hô được coi là hành động ngôn ngữ, trở thành chiến lược giao tiếp xưng hô. Đối với giao tiếp tiếng Việt, xưng hô giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Lí do là vì, từ ngữ dùng để xưng hô trong tiếng Việt đến từ nhiều nguồn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN