tailieunhanh - Thành phần loài và giá trị bảo tồn của khu hệ thú khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị
Báo cáo này nhằm tổng hợp các kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong chương trình phối hợp nghiên cứu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với Viện Động vật Xanh Pe-tec-bua (Nga), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hungary (Hungary), Đại học Kyoto (Nhật Bản), Viện Động vật học Côn Minh (Trung Quốc) nhằm đưa ra một danh lục đầy đủ về thành phần loài thú ở KBTTN Bắc Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị cho đến nay. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 THÀNH PHẦN LOÀI VÀ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CỦA KHU HỆ THÚ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN BẮC HƯỚNG HÓA, TỈNH QUẢNG TRỊ NGÔ KIM THÁI, KHỔNG TRUNG, NGÔ VIẾT HUY Chi Ki ỉnh Q ng Tr Đ NG HUY PHƯƠNG, NGUYỄN TRƯỜNG SƠN i n n i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Bắc Hướng Hóa được thành lập theo Quyết định số 479/QĐ-UBND ngày 14/03/2007. Đây là KBTTN thứ hai được thiết lập trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kết quả khảo sát bước đầu của Tổ chức Birdlife tại Khu BTTN Bắc Hướng Hóa cho thấy, đây là khu vực có đa dạng sinh học cao, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm như: Sao la, Bò tót, Mang lớn, Voọc hà tĩnh, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Thỏ vằn. Các loài chim đặc hữu đang bị đe dọa ở cấp quốc gia và quốc tế như: Gà lôi lam mào trắng, Trĩ sao, Hồng hoàng, Niệc nâu, Gà so trung bộ. Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã tiến hành khảo sát khu hệ thú ở Khu BTTN Bắc Hướng Hóa và bổ sung vào danh lục nhiều loài mới, đặc biệt là các loài dơi và thú nhỏ. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có ai tập hợp đầy đủ danh lục thú cũng như đánh giá giá trị bảo tồn của khu hệ thú KBTTN Bắc Hướng Hoá. Báo cáo này nhằm tổng hợp các kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong chương trình phối hợp nghiên cứu của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị và Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật phối hợp với Viện Động vật Xanh Pe-tec-bua (Nga), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hungary (Hungary), Đại học Kyoto (Nhật Bản), Viện Động vật học Côn Minh (Trung Quốc) nhằm đưa ra một danh lục đầy đủ về thành phần loài thú ở KBTTN Bắc Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị cho đến nay. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Th ng kê i i ng b rư y: Luận chứng kinh tế kỹ thuật xây dựng KBTTN Bắc Hướng Hoá, nghiên cứu của Birdlife International và đặc biệt là các nghiên cứu mới nhất của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Phỏng vấn người dân địa phương, cán bộ bảo vệ rừng, lực lượng kiểm lâm để thu thập thông tin
đang nạp các trang xem trước