tailieunhanh - Kết quả bước đầu điều tra côn trùng ở khu rừng đặc dụng Phia Oắc-Phia Đén (Nguyên Bình, Cao Bằng)
Việc điều tra nghiên cứu côn trùng tại Khu Rừng đặc dụng Phia Oắc-Phia Đén nhằm cung cấp thành phần loài đầy đủ hơn và bước đầu đánh giá sự đa dạng côn trùng Khu Bảo tồn núi Phia Oắc, góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học cho việc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học nơi đây. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRA CÔN TRÙNG Ở KHU RỪNG Đ C DỤNG PHIA OẮC-PHIA ĐÉN (NGUYÊN BÌNH, CAO BẰNG) PHẠM HỒNG THÁI, TẠ HUY THỊNH, HOÀNG VŨ TRỤ, TRẦN THIẾU DƯ, CAO QUỲNH NGA, LÊ MỸ HẠNH i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a Khu Rừng đặc dụng Phia Oắc-Phia Đén được thành lập bao gồm sáu đơn vị hành chính, đó là: Thị trấn Tĩnh Túc và các xã Quang Thành, Phan Thanh, Vũ Nông, Thành Công, Hưng Đạo (thuộc huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) nhằm bảo vệ khu rừng “Á nhiệt đới lá rộng xen lá kim núi thấp”, phân bố chủ yếu từ độ cao 1000m đến 1931m (đỉnh Phia Oắc). Diện tích rừng đặc dụng Phia Oắc-Phia Đén là (theo quy hoạch phân chia 3 loại rừng năm 2008 của tỉnh). Cho đến nay, mới chỉ có một số công bố về các loài côn trùng thuộc một số bộ như là: Bộ Hai cánh Diptera (4 loài) [7, 8], bộ Cánh vảy Lepidoptera (2 loài) [5, 12], bộ Chuồn chuồn Odonata (8 loài) [3, 6] và bộ Cánh úp Plecoptera [1] được ghi nhận tại khu vực nghiên cứu. Việc điều tra nghiên cứu côn trùng tại Khu Rừng đặc dụng Phia Oắc-Phia Đén nhằm cung cấp thành phần loài đầy đủ hơn và bước đầu đánh giá sự đa dạng côn trùng Khu Bảo tồn núi Phia Oắc, góp phần cung cấp dẫn liệu khoa học cho việc quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học nơi đây. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Điều tra được tiến hành trong thời gian: Tháng 5 năm 2012 và tháng 5 năm 2013 tại khu vực xã Thành Công thuộc Khu Rừng đặc dụng Phia Oắc-Phia Đén. Với kiểu rừng tự nhiên á nhiệt đới lá rộng núi thấp, phân bố chủ yếu ở độ cao trên . Rừng đã bị tác động mạnh trước kia và một đôi chỗ đã hình thành thảm thứ sinh. Dưới độ cao 700m, thảm thực vật là cây bụi và đất trống, cỏ. Chúng tôi sử dụng các phương pháp: Vợt tay, bẫy đèn và bẫy màn để thu thập mẫu vật côn trùng. Mẫu vật nghiên cứu hiện đang lưu giữ tại Phòng Hệ thống học Côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả bước đầu đã ghi nhận được 1068 loài (đã định được .
đang nạp các trang xem trước