tailieunhanh - Tính đa dạng thực vật tại xã Cổ Linh huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn

Nội dung bài viết trình bày do bị suy thoái nên khả năng cung cấp của rừng thấp, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; chức năng phòng hộ bị suy giảm do bị suy thoái. Vì vậy, nghiên cứu tính đa dạng sinh học nói chung và thực vật nói riêng để phục vụ cho mục tiêu phát triển rừng bền vững là hết sức cần thiết. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT TẠI XÃ CỔ LINH HUYỆN PÁC N M TỈNH BẮC KẠN i n n LÊ ĐỒNG TẤN i n ghiên ứ Kh a h T y ắ Kh a h v C ng ngh i a HOÀNG ĐỨC CHÍNH Kh a Q i h Th i g yên Cổ Linh là một xã miền núi nằm ở phía Tây huyện Pác Nặm, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích tự nhiên , chiếm 8,34% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó: Đất nông nghiệp , chiếm 29,71% (gồm đất trồng cây hằng năm là 658,90ha, chiếm 16,67%, trong đó đất ruộng gồm 228,99ha, đất nương rẫy và cây màu 429,33ha; đất trồng cây lâu năm 519,90ha chiếm 13,10%); đất chuyên dùng 86,33ha, chiếm 2,17%; đất chưa sử dụng , chiếm 68,15%. Phía Bắc giáp xã Công Bằng và xã Bộc Bố; phía Nam giáp xã Cao Tân; phía Đông giáp xã Xuân La và phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang. Đây là xã miền núi có địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn; độ cao trung bình từ 400-1000m so với mặt biển. Khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa đông lạnh và khô, kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; mùa hè từ tháng 5 đến tháng 9. Nhiệt độ không khí trung bình năm từ 22oC đến 28oC. Lượng mưa trung bình 1100-1300mm/năm, thuộc vùng mưa ít của tỉnh. Các tháng mưa nhiều là tháng 4, 5, 6, 7 chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm. Độ ẩm không khí trung bình 84-85%. Qua số liệu thống kê về tình hình sử dụng đất trên đây cho thấy tiềm năng cho sản xuất nông lâm nghiệp tại xã Cổ Linh là rất lớn. Tuy nhiên do việc khai thác sử dụng không hợp lý nên hiệu quả không cao. Mặt khác do bị suy thoái nên khả năng cung cấp của rừng thấp, không đáp ứng được nhu cầu của người dân; chức năng phòng hộ bị suy giảm do bị suy thoái. Vì vậy, nghiên cứu tính đa dạng sinh học nói chung và thực vật nói riêng để phục vụ cho mục tiêu phát triển rừng bền vững là hết sức cần thiết. I. ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm, thời gian Địa điểm nghiên cứu được thực hiện tại xã Cổ Linh huyện Pác Nặm tỉnh Bắc Kạn. Thời gian nghiên cứu từ năm .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN