tailieunhanh - Dẫn liệu về ốc (gastropoda) ở cạn khu bảo tồn thiên nhiên Copia, tỉnh Sơn La

Nội dung bài viết trình bày dẫn liệu về ốc (gastropoda) ở cạn khu bảo tồn thiên nhiên copia, tỉnh Sơn La. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 DẪN LIỆU VỀ ỐC (Gastropoda) Ở CẠN KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN COPIA, TỈNH SƠN LA ĐỖ ĐỨC SÁNG Trường i h T y ắ ĐỖ VĂN NHƯỢNG Trường i h ư h i Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Copia được thành lập năm 2002, nằm trên địa bàn 4 xã (Co Mạ, Long Hẹ, Chiềng Bôm và Nậm Lầu) của huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, cách thành phố Sơn La 70km về phía Đông, tổng diện tích , trong đó diện tích rừng tự nhiên là . Khu Bảo tồn Copia nằm ở vị trí 21015’ đến 21025’ vĩ độ Bắc, 103030’ đến 103044’ kinh độ Đông. Về địa hình, núi đá vôi chiếm phần lớn diện tích của Khu Bảo tồn Copia, nhiều đỉnh núi có độ cao trên 1500m: Đỉnh Copia , Trông Sia , Long Nọi . Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, xen giữa là các thung lũng. Độ cao trung bình các giông núi trên . Khu vực Copia có hệ thống suối khá phong phú, đổ vào các nhánh của sông Đà và sông Mã, như suối Nậm Nhộp, Hủa Lương, Hủa Nhử, Nậm Lu. Do Khu Bảo tồn Copia ở độ cao lớn và chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ trung bình năm tương đối thấp (19oC). Hàng năm xuất hiện sương muối và băng giá. Lượng mưa trung bình , tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, độ ẩm bình quân 85%. Thảm thực vật ở Khu Bảo tồn Copia phong phú và đa dạng, có 609 loài thực vật thuộc 406 chi, 149 họ, 5 ngành. Thảm thực vật gồm các dạng cơ bản: Kiểu Rừng kín thường xanh cây lá rộng, ẩm á nhiệt đới, phân bố ở độ cao trên 1700m; kiểu Rừng kín lá rộng thường xanh, mưa mùa á nhiệt đới, phân bố ở độ cao từ 800-1700m; kiểu Rừng thứ sinh phục hồi; Trảng cỏ cây bụi cao chủ yếu là các cây thuộc phân họ Tre (Bambusoideae) và rừng Thông (Lycopodiella). Trên lãnh thổ Việt Nam, ốc ở cạn đã được điều tra nghiên cứu từ đầu thế kỷ XIX, các nghiên cứu đầu tiên được tiến hành ở miền Trung, miền Nam và muộn hơn ở miền Bắc (khoảng nửa sau thế kỷ XIX). Khu vực phía Bắc, dẫn liệu về ốc cạn chưa có nhiều. Ở khu vực tỉnh Sơn La, một số ít điểm đã có khảo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN