tailieunhanh - Đa dạng động vật đáy cỡ lớn ở đảo Bạch Long Vĩ, thành phố Hải Phòng

Báo cáo này nhằm đưa ra các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay và kết quả khảo sát sơ bộ của chúng tôi về thành phần loài ĐVĐ (không bao gồm các loài san hô) tại vùng nước và các bãi triều quanh đảo Bạch Long Vỹ. Bên cạnh đó, báo cáo cũng đưa ra những đánh giá về nguồn lợi và hiện trạng khai thác các loài ĐVĐ có giá trị và tình trạng bảo tồn của các loài ĐVĐ tại khu vực này. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 ĐA DẠNG ĐỘNG VẬT ĐÁY CỠ LỚN Ở ĐẢO BẠCH LONG VĨ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG Uỷ ban h n nh y n i n n BÙI ĐỨC QUANG h L ng ỹ h nh h i Phòng ĐỖ VĂN TỨ, LÊ HÙNG ANH i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a Bạch Long Vỹ là đảo xa bờ nhất của Việt Nam trong vịnh Bắc Bộ. Đảo có toạ độ địa lý 20º07’35’’ và 20º08’36’’ vĩ độ Bắc; 107º42’20’’-107º44’15’’ kinh độ Đông. Do vị trí nằm giữa vịnh Bắc Bộ (cách Hòn Dấu-Hải Phòng 110km, cách đảo Hạ Mai 70km, cách mũi Ta Chiao-Hải Nam 130km), đảo có một vị trí quan trọng trong việc mở rộng các vùng biển và phân định biển vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, đảo còn nằm trên một trong 8 ngư trường lớn của vịnh, có một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, an ninh-quốc phòng biển của nước ta ở vịnh Bắc Bộ. Để khẳng định và thực hiện chủ quyền, khai thác tiềm năng to lớn tài nguyên đảo và vùng biển quanh đảo, cần thiết phải phát triển dân sinh, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện các dự án kinh tế. Các hoạt động này đang và sẽ tạo nên sức ép đối với môi trường tự nhiên và hệ sinh thái vùng biển ven đảo. Để có thể phát triển bền vững, ngăn ngừa giảm thiểu tác động đến môi trường, sinh thái, việc điều tra cơ bản môi trường và tài nguyên sinh vật vùng biển đảo Bạch Long Vỹ phục vụ cho quy hoạch phát triển chiến lược kinh tế-xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học huyện đảo là rất cần thiết. Động vật đáy cỡ lớn (ĐVĐ) là một trong những nhóm sinh vật có giá trị quan trọng cả về kinh tế và sinh thái. Đã có một số báo cáo điều tra khảo sát về sinh vật trong đó có ĐVĐ ở Bạch Long Vỹ và vùng biển phụ cận từ những năm 1960, đặc biệt là các kết quả điều tra khảo sát chuyên đề trong các năm 1995, 1996, 1997, 1998, 1999 và 2007-2010 (đề tài KC09/) của Viện Tài nguyên và Môi trường Biển. Báo cáo này nhằm đưa ra các kết quả nghiên cứu từ trước đến nay và kết quả khảo sát sơ bộ của chúng tôi về thành phần loài ĐVĐ (không bao gồm các loài san hô) tại vùng nước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN