tailieunhanh - Logic bán hàng

Hiện nay, thị trường FMCG (fast-moving consumer goods – hàng tiêu dùng) đang trong tình trạng cạnh tranh khốc liệt và xu hướng này sẽ còn tiếp tục tiếp diễn. Trong cuộc chiến khốc liệt này, kẻ chiến thắng sẽ là những công ty học được cách quản lý nhu cầu khách hàng. | Logic bán hàng Hiện nay thị trường FMCG fast-moving consumer goods - hàng tiêu dùng đang trong tình trạng cạnh tranh khốc liệt và xu hướng này sẽ còn tiếp tục tiếp diễn. Trong cuộc chiến khốc liệt này kẻ chiến thắng sẽ là những công ty học được cách quản lý nhu cầu khách hàng. Họat động này đòi hỏi phải có logic nhất định trong việc tổ chức bán hàng mà dựa vào đó công việc của bộ phận sản xuất phân phối tiếp thị mua hàng. được xây dựng một cách thống nhất chặt chẽ với nhau. Những công ty thành công của ngày mai chính là những công ty mà việc kinh doanh được xây dựng trên phương thức tiếp cận với việc quản lý nhu cầu khách hàng. Trong cuộc chiến căng thẳng này thì những công ty đạt được thành công là công ty biết cách quản lý được nhu cầu. Điều này đòi hỏi phải một tính lô-gic nhất định trong việc tổ chức bán hàng mà dựa vào đó để xây dựng một hệ thống thống nhất cho bộ phận sản xuất phân phối tiếp thị và cung ứng. Nhìn chung phương pháp tiếp cận hệ thống là hết sức cần thiết Sản phẩm trước hết Mỗi một nhà sản xuất đều mong muốn bán càng nhiều sản phẩm với giá càng cao càng tốt. Nhưng điều này chỉ có thể trở nên hiện thực khi nhà sản xuất là đơn vị dẫn đầu thị trường. Vì sao Để giữ được vị thế quán quân trong lĩnh vực của mình bạn cần phải lựa chọn logic kinh doanh - và điều này có thể hướng đến việc quản lý hoặc là hàng hóa hoặc là nhu cầu khách hàng. Nhiều doanh nhân đi theo nguyên tắc này Tôi sẽ bắt đầu từ việc tạo ra sản phẩm sau đó sẽ xem xét cách bán nó như thế nào . Trong phương pháp tiếp cận này việc quản trị hàng hóa được coi trọng. Trong giai đoạn đầu việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp nhất và xây dựng các mối quan hệ với các nhà cung cấp là mục tiêu chính. Tiếp theo là bộ phận bán hàng chịu trách nhiệm tiêu thụ sản phẩm được hình thành. Khi bộ phận này đối mặt với việc không hoàn thành kế hoạch đề ra nhà sản xuất thành lập một bộ phận tiếp thị để giúp bộ phận bán hàng tiêu thụ hàng hóa tại cửa hàng và từ đó - đến người tiêu dùng cuối .