tailieunhanh - Nghiên cứu đa dạng các nhóm mesofauna tại Khu bảo tồn thiên nhiên Đắk Rông, tỉnh Quảng Trị

Nghiên cứu về đa dạng động vật không xương sống cỡ trung bình (Mesofauna) còn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu về Mesofauna ở KBTTN Đắk Rông góp phần bổ sung dẫn liệu về đa dạng sinh học. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG CÁC NHÓM MESOFAUNA TẠI KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN ĐẮK RÔNG, TỈNH QUẢNG TRỊ HỒ THỊ NHUNG, NGUYỄN VĂN THUẬN Trường i h ư h ih HOÀNG HỮU TÌNH Trường i h ng L ih Khu Bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đắk Rông với diện tích , thuộc huyện miền núi Đắk Rông, tỉnh Quảng Trị là nơi có diện tích rừng thường xanh lớn ở khu vực miền Trung Việt Nam. Ở KBTTN Đắk Rông đã có nhiều công trình nghiên cứu về khu hệ động vật có xương sống như chim, thú, cá. đã được công bố. Tuy nhiên, nghiên cứu về đa dạng động vật không xương sống cỡ trung bình (Mesofauna) còn hạn chế. Vì vậy, nghiên cứu về Mesofauna ở KBTTN Đắk Rông góp phần bổ sung dẫn liệu về đa dạng sinh học. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Địa điểm và thời gian Tháng 2/2011 và tháng 4/2011, chúng tôi đã thu mẫu Mesofauna trong 7 sinh cảnh: Rừng nguyên sinh (RNS), rừng thứ sinh (RTS), đất trồng cây lâu năn (ĐTCLN), đất trồng cây ngắn ngày (ĐTCNN), trảng cỏ-cây bụi (TC-CB), đồi trọc (ĐT) và bờ sông (BS). 2. Phương pháp nghiên cứu Các nhóm Mesofauna được thu trong các hố đào định lượng theo phương pháp Ghiliarov (1976). Hố đào có kích thước 50cm 50cm theo các tầng đất (A0: Lớp thảm; A1 = 0-10cm; A2 = 10-20cm.) cho đến khi không gặp Mesofauna nữa. Số liệu được tính toán trên 1m2 đất. Song song với các hố đào định lượng, còn tiến hành thu mẫu vật định tính để bổ sung thành phần loài. Mẫu Mesofauna được định hình trong formol 4%. Phương pháp định loại dựa vào các tài liệu mô tả gốc và khóa định loại của các tác giả: Gates (1972); Thái Trần Bái (1983-1998); Nguyễn Văn Thuận (1994); Nguyễn Đức Anh (2003, 2006, 2009); Huỳnh Thị Kim Hối (2005); Đỗ Văn Nhượng; Nguyễn Đức Khảm (2007); Tạ Huy Thịnh (2009). Mẫu vật được lưu trữ tại Phòng Thí nghiệm Động vật học, Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Thành phần loài giun đất ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Đắk Rông, tỉnh Quảng Trị Chúng tôi gặp 32 loài và phân loài,

TỪ KHÓA LIÊN QUAN