tailieunhanh - Nghiên cứu về các loài ong bắt mồi thuộc họ ong vàng vespidae (hymenoptera) ở vườn quốc gia Kon Ka Kinh, Gia Lai
Kết quả nghiên cứu này được sự tài trợ của đề tài TN3/T07 trong Chương trình Tây Nguyên III. Tác giả xin cảm ơn Phòng Hệ thống học côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện để kiểm tra một số mẫu vật thu thập được tại xã Đắk Jơ Ta. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 NGHIÊN CỨU VỀ CÁC LOÀI ONG BẮT MỒI THUỘC HỌ ONG VÀNG Vespidae (Hymenoptera) Ở VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH, GIA LAI i n n NGUYỄN THỊ PHƯƠNG LIÊN i n inh h i v T i ng yên inh vậ Kh a h v C ng ngh i a Nghiên cứu về các loài ong bắt mồi thuộc họ ong vàng Vespidae ở Việt Nam đã được tiến hành từ những năm đầu của thế kỷ 20 [10], sau đó có một số tác giả khác nghiên cứu về họ này [1, 2, 3 4, 5, 11]. Những nghiên cứu này mới chỉ tập trung ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung của Việt Nam mà chưa có nghiên cứu nào được tiến hành ở khu vực Tây Nguyên, nơi được cho là có sự đa dạng và đặc trưng vào bậc nhất về các loài động thực vật ở Việt Nam, ngoại trừ một số ghi nhận rời rạc ở Lâm Đồng [9]. Kon Ka Kinh thuộc khu vực cao nguyên Kon Tum, Tây Nguyên. Phía Bắc của Vườn Quốc gia (VQG) có độ cao tăng dần tới đỉnh núi Ngọc Linh, là đỉnh núi cao nhất miền Nam và Tây Nguyên. Phía Nam và Tây địa hình bằng phẳng hơn, độ cao dưới 500m. Độ cao trong phạm vi khu bảo tồn từ 570m ở thung lũng sông Ba đến đỉnh Kon Ka Kinh . Phía Nam trên đỉnh Kon Ka Kinh có địa hình cao nguyên khá bằng phẳng với diện tích khoảng [6]. VQG Kon Ka Kinh lưu giữ phần lớn các sinh cảnh tự nhiên ở phía Đông Bắc tỉnh Gia Lai, giáp với các tỉnh Bình Định và Kon Tum. Khu vực này có khả năng tồn tại các quần xã động thực vật nguyên sơ nhất tại vùng núi Trung Trường Sơn. Vì vậy, chúng tôi chọn Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh làm điểm nghiên cứu đại diện cho khu vực Tây Nguyên để tiến hành khảo sát các loài ong bắt mồi thuôc họ Vespidae. Kết quả nghiên cứu sẽ là những đóng góp mới cho khu hệ các loài này ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu này được sự tài trợ của đề tài TN3/T07 trong Chương trình Tây Nguyên III. Tác giả xin cảm ơn Phòng Hệ thống học côn trùng, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật đã tạo điều kiện để kiểm tra một số mẫu vật thu thập được tại xã Đắk Jơ Ta. I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu vật được thu thập tại VQG Kon Ka Kinh, .
đang nạp các trang xem trước