tailieunhanh - Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD 12 - THPT Krông Nô - Mã đề 570
Mời các bạn tham khảo Đề kiểm tra 1 tiết môn GDCD 12 của trường THPT Krông Nô mã đề 570 để ôn tập và củng cố lại lại kiến thức môn Giáo dục công dân. Hy vọng, đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập và ôn thi đạt kết quả cao! | TRƯỜNG THPT KRÔNG NÔ TỔ SỬ - GDCD ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: GDCD LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút (32 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:. Lớp:. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Mã đề thi 570 Câu 1: Bình đẳng giữa cha mẹ và con được hiểu là: A. cha mẹ chỉ có nghĩa vụ và quyền đối với con chung. B. cha mẹ (kể cả bố dượng, mẹ kế) có nghĩa vụ và quyền ngang nhau đối với con. C. chỉ có cha mẹ ruột mới có nghĩa vụ và quyền đối với con. D. người mẹ không có quyền đối với con. Câu 2: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức, là: A. Tuân thủ pháp luật. B. Sử dụng pháp luật. C. Thi hành pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 3: Bạo lực gia đình là hành vi xâm phạm tới quan hệ: A. lao động. B. nhân thân. C. tài sản. D. thân nhân. Câu 4: Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ được hiểu là: A. lao động nam được ưu tiên hơn về cơ hội tiếp cận việc làm. B. lao động nam được trả lương cao hơn trong mọi công việc. C. lao động nữ cũng phải làm tất cả mọi công việc như lao động nam. D. lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động. Câu 5: . được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua tìm việc làm; bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động; bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước. A. Bình đẳng trong thực hiện quyền lao động B. Bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động C. Bình đẳng trong lao động D. Bình đẳng trong kinh doanh Câu 6: Hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, là: A. Quy phạm pháp luật. B. Phạm vi pháp luật. C. Vi phạm pháp luật. D. Phạm quy pháp luật. Câu .
đang nạp các trang xem trước