tailieunhanh - Ebook Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật - Phần 2
Nội dung phần 2 của ebook "Phật giáo và việc chữa trị bệnh tật" trình bày về vấn đề sự chăm lo sức khỏe tâm thần trong cuộc sống thường nhật cũng như qua các sinh hoạt xã hội, từ đó nhận thức được sự quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần. | 110 Hoang Phong chuyển ngữ Roland Yuno Rech sinh năm 1944, được nhà sư Niva Rempo Zeji vị lãnh đạo cao cấp nhất của thiền phái Tào Động (Soto) ở Nhật phong chức “Thầy” năm 1984 nhằm chứng nhận ông là một thiền sư uyên bác của học phái này. Roland Yuno Rech là đệ tử của vị Thiền sư nổi tiếng Taisen Deshimaru (19141982), người đã đưa thiền phái Tào Động vào Âu Châu. Roland Yuno Rech hiện trụ trì một thiền viện do chính ông thành lập ở Nice, một thành phố đẹp và sang trọng bên bờ Địa Trung Hải, miền nam nước Pháp. Ngoài ra ông cũng thường xuyên chủ trì các khóa tu thiền tổ chức tại Pháp cũng như tại các nước khác ở Âu Châu. Bài phỏng vấn dưới đây nêu lên nhiều nhận xét thật sắc bén và sâu sắc về sự vận hành sâu kín của tâm thức. Thật vậy các khía cạnh thật phức tạp đó của tâm thức chỉ có thể quán thấy được bởi một vị đại thiền sư mà thôi. Tọa thiền và việc chữa trị bệnh tật 111 *** Tọa thiền và việc chữa trị bệnh tật Roland Yuno Rech Tập san Hướng nhìn Phật giáo (HnPG): Người ta thường so sánh Đức Phật với một vi Đại Lương Y là tại sao vậy? Roland Rech: Đức Phật đã nhiều lần nhắc đi nhắc lại rằng mối quan tâm lớn nhất 112 Hoang Phong chuyển ngữ Tọa thiền và việc chữa trị bệnh tật 113 của Ngài là: khổ đau, nguyên nhân mang lại khổ đau và phương thuốc chữa trị các thứ khổ đau ấy. Thật hết sức rõ ràng những gì trên đây là một phép chữa trị bệnh tật. Đức Phật không quan tâm đến các vấn đề triết học siêu hình, Ngài bảo rằng các thứ ấy không giúp ích được gì trong việc tìm kiếm các giải pháp nhằm đối đầu với các thứ khổ đau trong tâm thức và mang lại các phương tiện làm cho những thứ khổ đau ấy phải chấm dứt. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải trở lại với Bốn Sự Thật Cao Quý, là căn bản của toàn bộ Phật giáo: tức là phải tìm hiểu những nguyên nhân nào đã mang lại khổ đau. Sự tìm hiểu đó không phải chỉ trên phương diện trí thức mà phải căn cứ vào các kinh nghiệm cảm nhận của chính mình mang lại từ việc hành thiền. Dầu sao thì ít nhất cũng phải chấp nhận khổ .
đang nạp các trang xem trước