tailieunhanh - Nghĩa tình thái về đạo nghĩa trong câu văn tác phẩm Tắt đèn
Tình thái về đạo nghĩa - một bộ phận trong nghĩa tình thái chủ quan của câu đã được các nhà nghiên cứu như Palmer, Lyon, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Văn Hiệp, . đề cập tới trong các công trình của mình. Đó là phần tình thái thể hiện thái độ, ý chí, mức độ áp đặt của người nói đối với hành động do một người nào đó hoặc chính người nói thực hiện có liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay chuẩn mực xã hội. | Số 5 (223)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 11 NGÔN NGỮ HỌC VÀ VIỆT NGỮ HỌC NGHĨA TÌNH THÁI VỀ ĐẠO NGHĨA TRONG CÂU VĂN TÁC PHẨM TẮT ĐÈN (NGÔ TẤT TỐ) DEONTIC MODALITY IN TAT DEN (TURN OFF THE LIGHT) (NGO TAT TO) NGUYỄN THỊ NHUNG (TS; Đại học Sư phạm, ĐH Thái Nguyên) PHAN THỊ THƯƠNG (Đại học Sư phạm, ĐH Thái Nguyên) Abstract: Analysis regarding various aspects of structure, meanings, functions of means of deontic modality in Ngo Tat To’s Tat den. Accordingly, we draw a conclusion on different ways of choosing and using means of language to express deontic modality, of using sentences containing deontic modality to express Tat den’s subject and the author’s style. Key words: deontic modality; permit; exclude; oblige; prohibit; Tat den; Ngo Tat To. 1. Tình thái về đạo nghĩa (TTĐN) - một bộ phận trong nghĩa tình thái chủ quan của câu đã được các nhà nghiên cứu như Palmer, Lyon, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Văn Hiệp, . đề cập tới trong các công trình của mình. Đó là phần tình thái thể hiện thái độ, ý chí, mức độ áp đặt của người nói đối với hành động do một người nào đó hoặc chính người nói thực hiện có liên quan đến tính hợp thức về đạo đức hay chuẩn mực xã hội. Tính chủ quan của TTĐN thể hiện ở thái độ, ý chí, mong muốn của người nói đối với hành động. Người nói cho rằng hành động là được phép hay được miễn trừ, là bắt buộc hoặc cấm đoán. Qua đó, người nói thể hiện mong muốn người nghe thực hiện hành động hoặc tự mình cam kết hành động. Tắt đèn, in lần đầu 1937 là một tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố - một nhà văn vốn được mệnh danh là nhà văn của dân quê. Mà người dân quê đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam vốn trọng tình cảm, đạo đức, ưa sự tế nhị, hài hòa, luôn khát khao một cuộc sống thái bình ổn định, an cư lạc nghiệp. Trong giai đoạn cuối của những năm 30 thuộc thế kỉ XX, khi mà mối mẫu thuẫn giữa giai cấp thống trị với người dân lao động đang bị đẩy lên đến mức độ không thể dung hòa thì nhiều nét văn hóa dân tộc bị chà đạp nhưng những khao khát chân chính càng trở nên .
đang nạp các trang xem trước