tailieunhanh - Giáo dục tiếng mẹ đẻ như một môn học trong trường tiểu học ở Gia Lai và thái độ của học sinh Gia-rai

Bài viết nhìn nhận thực tế tình hình dạy - học tiếng Gia - rai như một môn học ở trường tiểu học trong thời gian qua và thái độ của học sinh đối với môn học này. Trên cơ sở đó, chúng ta có cách nhìn đúng hơn về giáo dục tiếng mẹ đẻ như một môn học cho học sinh, phục vụ mục tiêu phát triển giáo dục song ngữ Việt - dân tộc đối với cư dân, học sinh dân tộc Gia-rai nói riêng và cư dân, học sinh các dân tộc thiểu số ở Việt Nam nói chung, góp phần phát triển bền vững vùng dân tộc và miền núi. | Số 12 (230)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 97 NGÔN NGỮ - VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ GIÁO DỤC TIẾNG MẸ ĐẺ NHƯ MỘT MÔN HỌC TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC Ở GIA LAI VÀ THÁI ĐỘ CỦA HỌC SINH GIA-RAI MOTHER TONGUE EDUCATION AS A SUBJECT IN PRIMARY SCHOOL IN GIA LAI AND LANGUAGE ATTITUDE OF GIA-RAI PUPIL ĐOÀN VĂN PHÚC (; Viện Ngôn ngữ học) Abstract: This article summarizes and evaluates facts of Gia-rai language education in Gia Lai province and the development of quality and quantity of teacher, infrastructure etc over the past five years expending mother tongue education for Gia-rai pupils in primary school. The article also analyzes language attitude of pupil toward this subject to extract experience for better implementation, in contribution to sustainably develop Gia-rai - Viet bilingual situation in the region of Gia-rai people. Key words: language education; bilingual education; language attitude. 1. Mở đầu Người Gia-rai (Gr) là dân tộc thiểu số (DTTS) có số dân đông nhất ở Tây Nguyên, và tập trung chủ yếu ở tỉnh Gia Lai. Theo số liệu Điều tra dân số 11/2011 của tỉnh Gia Lai, người Gr có người, chiếm 29,78% dân số của tỉnh. Tại đây, họ cư trú khá tập trung ở các huyện, thị xã phía Nam và Đông Nam, Bắc, Tây của tỉnh và thành phố Pleiku. Hiện nay tiếng Gr có một vị thế cao hơn so với các ngôn ngữ DTTS khác ở đây, có vai trò và chức năng như một "ngôn ngữ phổ thông vùng" trong giao tiếp của cư dân các dân tộc ở tỉnh Gia Lai. Dân tộc Gr có chữ viết Latinh từ những năm hai mươi của thế kỉ XX. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1975) tiếng nói và chữ viết Gr từng bước đã và đang được đưa vào dạy-học trong trường học. Từ những năm 1997 - 2007, tiếng Gr được đưa vào thực nghiệm dạy như một môn học cho học sinh (HS) Tiểu học (TH). Chương trình này thực sự có những biến chuyển chính từ năm học 2009 - 2010, năm học đầu tiên đưa tiếng Gr dạy đại trà như một môn học ở các trường TH. Ngoài chương trình này, từ năm học 2008 - 2009, còn có một số HS Gr ở ba trường .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN