tailieunhanh - Bàn về diễn ngôn chính trị

Bài viết này phân tích diễn ngôn để bàn về đặc điểm của DNCT đặt trong mối quan hệ với việc xây dựng hình ảnh nhà chính trị và quyền lực chính trị, sau đó áp dụng những hiểu biết về DNCT để soi chiếu vào một số diễn ngôn về quản lí giáo dục đại học - một kiểu dạng DNCT để tìm hiểu sự vận hành của mục đích chính trị trong các diễn ngôn này. | 20 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 12 (230)-2014 NGÔN NGỮ HỌC VÀ VIỆT NGỮ HỌC BÀN VỀ DIỄN NGÔN CHÍNH TRỊ ON THE POLITICAL DISCOURSE NGUYỄN THỊ HƯƠNG ( TS; Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) TRẦN THỊ HOÀNG ANH (ThS-NCS; Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) Abstract: This paper discusses the features of political discourse from discourse analysis perspective with a particular reference to politician image (ethos) and political power. This is followed by an analysis of higher education leadership discourse - a type of political discourse - in the light of political discourse in an attempt to gain insights into the operation of political purposes in this particular type of dicourse. Key words: political discourse, ethos, power, communication strategies, discourse analysis. 1. Đặt vấn đề Diễn ngôn chính trị (DNCT) là một lĩnh vực ít được giới ngôn ngữ học Việt Nam quan tâm. Trong khi các kiểu loại diễn ngôn khác như diễn ngôn văn học, diễn ngôn báo chí, diễn ngôn hội thoại. được cày xới rất nhiều thì DNCT vẫn là một mảnh đất ít được canh tác. Có thể có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này nhưng theo chúng tôi, một trong những nguyên nhân cơ bản là quan niệm chưa mấy đúng đắn về DNCT, xem DNCT thuộc về chính trị mà một khi đã thuộc về chính trị thì không phải là mối bận tâm của khoa học; đồng nhất DNCT với quyền lực chính trị mà một khi đã là quyền lực chính trị thì nên tránh đụng chạm. Thật ra, DNCT cũng chỉ là một trong những đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học, có vị thế đồng đẳng như các kiểu loại diễn ngôn khác. Nếu xem: “Phân tích diễn ngôn là phân tích sự tương tác qua lại giữa diễn ngôn và môi trường xã hội trong đó diễn ngôn được hình thành” [2] thì điểm khác của DNCT so với các kiểu loại diễn ngôn khác chỉ là bối cảnh sản sinh và đích tác động của nó. Nói như P. Chauraudeau [4], không phải diễn ngôn làm nên chính trị mà chính hoàn cảnh giao tiếp đã làm cho nó thành chính trị. Vậy không có cớ gì để các nhà nghiên cứu ngôn ngữ “bỏ rơi” DNCT, qua đó góp phần tham gia .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN