tailieunhanh - Sự chuyển nghĩa của từ "mình", "thân" trong tiếng Việt và các từ tương đương trong tiếng Anh
Theo cách tiếp cận ngôn ngữ văn hoá học, bài viết tiến hành khảo sát các từ “đầu” (NN & ĐS số 7 (11)-2010), và trong bài báo này các từ “mình”, “thân”, tiếp theo sẽ là các từ “tay” và “chân” và các từ tương ứng với chúng trong tiếng Anh (“head”, “body”, “arm”, “hand”, “leg”, “foot”) về các phương diện định danh, chuyển nghĩa và nghĩa văn hàm. | 82 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 12 (230)-2014 NGOẠI NGỮ VỚI BẢN NGỮ SỰ CHUYỂN NGHĨA CỦA TỪ "MÌNH", "THÂN" TRONG TIẾNG VIỆT VÀ CÁC TỪ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG TIẾNG ANH TRANSFERING THE MEANING OF THE VIETNAMESE WORDS "MÌNH", "THÂN" INTO ENGLISH EQUIVALENT NGUYỄN VĂN HẢI (Thành phố Hồ Chí Minh) Abstract: Transfering of meaning of word "body" in Vietnamese into equivalent words in English shown on the different dimensions: identity, translating, text content. According to our survey, words “mình” and “thân” in Vietnamese are used in rich and meaningful way. In terms of identity, there are a larget number of words having the same meaning likes "mình" and "thân" in Vietnamese (9 different corresponding words, in English there is only one "body"). Key words: transfering; meaning; body; English; Vietnamese. 1. Trong tiếng Việt, “mình” được hiểu là bộ phận cơ thể người, động vật, không kể đầu, đuôi (động vật) và các chi: “đau mình”, “mình trần”, “con lợn thon mình”. Để chỉ bộ phận cơ thể này, tiếng Việt còn có các từ liên quan: “mình mẩy”, “thân”, “thân thể”, “thân hình”, “xác”, “thân xác”, “thể xác”. “Mình mẩy” là từ khẩu ngữ, chỉ thân thể con người nói chung, gồm cả đầu và tay chân: “mình mẩy đau nhừ”, “xoa dầu khắp mình mẩy”. “Thân” là phần chính về mặt thể tích, khối lượng, chứa đựng cơ quan bên trong của cơ thể động vật, hoặc mang hoa lá trong cơ thể thực vật: “thân người”, “động vật thân mềm” (nhuyễn thể), “thân cây tre”, “thân lúa”, “thân củ”. “Thân thể” là cơ thể con người nói chung, chẳng hạn: “rèn luyện thân thể”, “thân thể khoẻ mạnh”. “Thân hình” là thân thể con người, về mặt hình dáng: “thân hình vạm vỡ”, “thân hình tiều tuỵ”. Đôi khi với nghĩa này người Việt còn dùng từ “ngoại hình”: tuyển nhân viên phục vụ bàn yêu cầu có ngoại hình cân đối, hộ khẩu thành phố. “Xác” là phần thân thể của con người, đối lập với phần hồn; xác cũng là thân hình: cái xác không hồn, to xác. Đôi khi “xác” cũng chỉ bản thân mỗi con người (ý khinh thường): mặc xác nó; dẫn xác đến. Hoặc .
đang nạp các trang xem trước