tailieunhanh - Ebook Lên gác rút thang: Chiến lược phát triển nhìn từ quan điểm lịch sử - Phần 2

Nội dung của ebook "Lên gác rút thang: Chiến lược phát triển nhìn từ quan điểm lịch sử" nhấn mạnh cách thức mà các nước đó đạt được cái gọi là những thiết chế “tiêu chuẩn quốc tế”, mà họ yêu cầu các nước đang phát triển hiện nay áp dụng, sau khi họ đã trở thành những nền kinh tế phát triển, chứ không phải khi họ còn là những nền kinh tế đang phát triển. | Quy định về hoạt động ngân hàng đã có rất nhiều bất cập. Mỹ cho phép “hoạt động ngân hàng có nhiều rủi ro”, tức là hoạt động mà “về nguyên tắc chẳng khác gì các hoạt động giả mạo”.(105) Hoạt động ngân hàng có nhiều rủi ro là vấn đề lớn trong khoảng 30 năm, tức là giai đoạn từ năm 1836 đến năm 1865, giai đoạn chứng kiến sự cáo chung của ngân hàng bán-trung-ương, tức là Ngân hàng Thứ hai (Second Bank) của Mỹ (xem mục ). Mặc dù tổn thất của các ngân hàng không được quản lí tại thời điểm đó tương đối nhỏ, nhưng những vụ sụp đổ như vậy lan tràn khắp nơi.(106) Mãi đến năm 1929, hệ thống ngân hàng Mỹ mới được hình thành từ “hàng ngàn hàng vạn ngân hàng và nhà môi giới nhỏ, quản lí thiếu chuyên nghiệp, thiếu giám sát”. Điều đó nghĩa là ngay cả trong thời kì thịnh vượng dưới thời Tổng Thống Coolidge (1923-1929), mỗi năm có 600 ngân hàng phá sản.(107) Ở Ý, cuối thế kỷ XIX (1889-1892) đã xảy ra một vụ bê bối lớn, đó là vụ phá sản của một trong sáu ngân hàng phát hành tiền giấy – ngân hàng Banca Romana – đã làm lộ ra mạng lưới tham nhũng (gia hạn tín dụng cho những chính khách quan trọng và người thân của họ, trong đó có cả hai cựu thủ tướng), hệ thống kế toán có nhiều khiếm khuyết, và phát hành tiền giấy “không theo quy tắc” (ví dụ, có những tờ tiền giống nhau) ở ngay trung tâm ngành ngân hàng của đất nước.(108) Ở Đức, mãi tới năm 1934, cùng với việc thông qua Luật Quản lí Tín dụng, mới có những quy định trực tiếp về ngân hàng thương mại; trong khi ở Bỉ, mãi tới năm 1935, cùng với việc thành lập Ủy ban ngân hàng, những quy định về hoạt động ngân hàng mới được triển khai.(109) B. Ngân hàng trung ương Ngày nay, ngân hàng trung ương – với việc độc quyền phát hành tiền giấy, can thiệp vào thị trường tiền tệ và vai trò người cho vay cuối cùng – được coi là hòn đá tảng của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ổn định. Đang có cuộc tranh luận sôi nổi về việc ngân hàng trung ương nên độc lập về mặt chính trị đến mức nào, cũng như về mục tiêu và công cụ của chính nó. (110) Dù cuộc .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN