tailieunhanh - Từ nguyên lí cộng tác của Grice đến lí thuyết quan hệ của Sperber và Wilson

Bài viết này trình bày những vấn đề mấu chốt của từng quan điểm liên quan đến mô hình xử lí thông tin, sau đó so sánh hai quan điểm Nguyên lí hợp tác và Lí thuyết quan hệ có những nhận định về những mặt tích cực cũng như những tồn tại của từng mô hình. | 6 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 6 (224)-2014 TỪ NGUYÊN LÍ CỘNG TÁC CỦA GRICE ĐẾN LÍ THUYẾT QUAN HỆ CỦA SPERBER VÀ WILSON FROM GRICE’S COOPERATIVE PRINCIPLE TO SPERBER AND WILSON’S THEORY OF REREVANCE TRƯƠNG VIÊN (; Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế) Abstract: One of the essential issues of present-day pragmatics is to establish the information processing models in communication, through investigating ways of transferring and receiving content of communication in an effective way so as to avoid failure and/or misunderstanding in communication. This article focuses on presenting Grice’s Cooperative Principle and Sperber and Wilson’s Theory of Relevance, then pointing out similarities and differences in communication between the two approaches. First, the article deals with Grice’s Cooperative Principle, exploring features of the cooperative principle and maxims. Then it talks about implicature with its distinctive characteristics. Finally, Sperber and Wilson’s Theory of Relevance is presented in the article, focusing on factors that constitute the theory such as contextual effects, linguistic forms, and processing effort. Remarks on similarities and differences in communication between the two approaches together with some pedagogical implications are presented in the conclusion of the article. Key words: cooperative; principle; theory; relevance; implicature; processing; model; communication. 1. Giới thiệu Trong lĩnh vực ngữ dụng học, tìm kiếm và thiết lập mô hình xử lí thông tin hiệu quả trong giao tiếp hàng ngày của con người là một công việc thu hút nhiều nhà ngôn ngữ. Mỗi mô hình đề xuất đặt trên cơ sở một quan điểm, một lí thuyết về giao tiếp liên quan đến các yếu tố như vai trò của người nói (Speaker, S) và người nghe (Hearer, H), các hình thái ngôn ngữ (linguistic forms) và phi ngôn ngữ (non-linguistic aspects) được sử dụng trong giao tiếp, ngữ cảnh (context), nỗ lực xử lí thông tin (processing efforts), các yếu tố văn hóa xã hội (socio-cultural aspects), .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN