tailieunhanh - Một số vấn đề về ngôn ngữ SMS của giới trẻ

Cần nhìn nhận ngôn ngữ SMS như thế nào cho phù hợp, cũng như làm thế nào để nâng cao ý thức ngôn ngữ của người sử dụng? Những vấn đề đặt ra là động lực để tiến hành nghiên cứu bài viết này. nội dung chi tiết của tài liệu. | Số 6 (224)-2014 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ SMS CỦA GIỚI TRẺ ISSUES IN THE SMS LANGUAGE BY VIETNAMESE YOUTH TRẦN VĂN PHƯỚC (; Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế) VÕ THỊ LIÊN HƯƠNG (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Huế) Abstract: This study looks into Vietnamese young users’ language in their SMS texts, and their habits, purposes and awareness of using SMS language from pragmatic standpoint. Data for the study are both corpus-based and empirical. A corpus of 50 SMS texts are analyzed to identify linguistic features of the SMS language in Vietnamese. Questionnaires are then used to survey young users’ habits, purposes and their awareness of SMS language uses. The findings indicate that Vietnamese SMS language, albeit distinctively formed, is consonant with the Thurlow’s (2003) principle of sociality and its maxims, so it should be viewed as a stylistic variant; and that raising language awareness for young users for the sake of Vietnamese purity. Key words: SMS; pragmatics; language awareness; stylistic variant. 1. Đặt vấn đề Từ khi ra đời cho đến nay hệ thống thông tin di động đã ngày càng thể hiện vai trò hiệu quả của một phương tiện giao tiếp nhanh và hiện đại, trong đó dịch vụ thông điệp ngắn (Short Message Service; SMS) được sử dụng rộng rãi nhất. Sự gia tăng đáng kể về số lượng người sử dụng SMS và tính tức thời của loại văn bản này đã thúc đẩy sự phát triển một hệ thống ngôn ngữ mà tính phức tạp của nó đôi khi làm cho người không dùng hoặc ít dùng SMS không thể giải mã được thông điệp. Loại hình ngôn ngữ này là sự kết hợp giữa việc sử dụng biểu tượng, hệ thống viết tắt và các chữ cái cũng như con số đại diện cho chữ. Việc sử dụng ngôn ngữ SMS ở một chừng mực nào đó đã thay đổi ngôn ngữ và văn hóa truyền thống. Không ít phương tiện truyền thông, các nhà giáo dục quan ngại về sự suy thoái trong quá trình phát triển tự nhiên của ngôn ngữ như là hệ quả tất yếu của sự bùng nổ ngôn ngữ SMS. Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng những quan ngại

TỪ KHÓA LIÊN QUAN