tailieunhanh - Góp thêm một “mẹo” (quy luật) đặt dấu thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt

Bài viết nhằm góp thêm ý kiến để có thể có được một cách ghi dấu thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt dễ nhớ, dễ dùng, tiến tới việc thống nhất các ghi thanh điệu, góp phần “chuẩn hóa” tiếng Việt trong đời sống, làm cho tiếng Việt của chúng ta ngày càng trong sáng hơn. | NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG Số 5 (223)-2014 79 DIỄN ĐÀN: NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI GÓP THÊM MỘT “MẸO” (QUY LUẬT) ĐẶT DẤU THANH ĐIỆU TRONG ÂM TIẾT TIẾNG VIỆT ĐỖ VIỆT HÙNG (; Đại học Sư phạm Hà Nội) Đặt vấn đề Vấn đề ghi dấu thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt, thực ra, không phải là vấn đề “lớn” của Việt ngữ học nhưng trên thực tế, nó đã nhận được sự quan tâm khá rộng rãi của các nhà Ngôn ngữ học, đặc biệt là các nhà Từ điển học, những người quan tâm đến vấn đề chính tả tiếng Việt và không chỉ vậy nó còn được quan tâm từ góc độ Tin học và Toán học. Đã có nhiều bài viết về vấn đề này như của Trần Thị Thìn [3], Hoàng Phê, Nguyễn Ngọc Trâm [1] . và gần đây nhất là bài viết của tác giả Phan Huy Phú (TS. Toán học, Đại học Thăng Long) đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 2 (220) 2014, với nhan đề Một quy luật đơn giản về bỏ dấu trong tiếng Việt [2]. Trong bài viết này, chúng tôi muốn góp thêm ý kiến để có thể có được một cách ghi dấu thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt dễ nhớ, dễ dùng, tiến tới việc thống nhất các ghi thanh điệu, góp phần “chuẩn hóa” tiếng Việt trong đời sống, làm cho tiếng Việt của chúng ta ngày càng trong sáng hơn. Nội dung 1. Cần thống nhất vị trí đặt dấu ghi thanh điệu trong âm tiết tiếng Việt Trong thực tế sử dụng tiếng Việt hiện nay, tồn tại một số vần trong âm tiết tiếng Việt có tình trạng đặt dấu thanh điệu không nhất quán. Đó là các âm tiết chứa vần OA, OE và UY. Những vần này, có khi dấu thanh điệu được đặt vào O và U, như: hóa, hòe, thủy .; có khi được đặt vào A, E và , như: hoá, khoẻ, thuỷ . Và ngay trong bài viết của TS. Phan Huy Phú [2] mới đây cũng có những lưu ý như sau: Dòng 6↑, trang 76, tác giả viết: Đối với vần “oa” có nơi đặt dấu ở “o” mà không đặt dấu ở “a”. Ví dụ: hóa, tọa, xõa . Dòng 3↓, trang 77, tác giả viết: Đối với vần “oe” có nơi đặt dấu ở “o”, ví dụ: khỏe, nhòe, lóe . Dòng 19↓, trang 77, tác giả viết: Đối với vần “uy” có nơi đặt dấu ở “u”, ví dụ: húy, thủy, nhụy . Việc tồn tại hai cách đặt dấu .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN