tailieunhanh - Tiểu luận: Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng tài chinh ở Singapore và bài học kinh nghiệm với Việt Nam
Ngân hàng và các hoạt động tài chính ngày nay đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, góp mặt trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế, và đóng góp những giá trị lớn vào nền kinh tế quốc dân. Thực tế trên thế giới có nhiều quốc gia khi xây dựng nền kinh tế đã lựa chọn con đường phát triển với trọng điểm xây dựng hệ thống tài chính ngân hàng trở thành trung tâm kinh tế quốc gia | : Kết hợp đồng bộ, việc sửa đổi hệ thống pháp luật điều chỉnh hàng loạt về chính sách môi trường kinh tế, cải cách hành chính để mở cửa cho ngân hàng nước ngoài đầu tư, cởi bỏ mọi hạn chế về quyền sở hữu, hình thức hoạt động, kể cả huy động và giao dịch với các đối tác tiền gởi bằng VND và thiết lập các chi nhánh ngân hàng tại các địa phương; mở rộng việc cung cấp các dịch vụ cao cấp, dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong đó, cần nghiên cứu nâng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nước ngoài tham gia đầu tư vào các ngân hàng thương mại Việt Nam (trên 30%) nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam. Tuy nhiên thì các chính sách này chưa thực sự hấp dẫn so với các nước, chúng mới chỉ được xây dựng dưa trên ý kiến, chứ chưa bắt kịp với cung, cầu trên thị trường. Các chính sách của Singapore được xây dựng dựa trên nhu cầu trên thị trường, đa dạng hóa các loại hình đầu tư, do vậy Singapore đã thu hút được rất nhiều nguồn vốn từ nước ngoài vào lĩnh vực tài chính. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có biện pháp mở cửa đồng bộ cắt giảm thuế quan, chính sách ưu đãi tín dụng để nâng cao chất lượng tín dụng.
đang nạp các trang xem trước