tailieunhanh - Xây dựng phương pháp quản lý nước tưới hiệu quả cho vùng canh tác lúa khu vực cánh đồng mẫu lớn huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng

Bài viết Xây dựng phương pháp quản lý nước tưới hiệu quả cho vùng canh tác lúa khu vực cánh đồng mẫu lớn huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng trình bày phương pháp mô hình hóa (mô hình đa tác tử) được sử dụng để mô phỏng tương tác giữa khả năng cung cấp nước của hệ thống kênh rạch, việc vận hành các công trình thủy lợi, nhu cầu nước tưới của các cây lúa và yếu tố con người tham gia vào quá trình quản lý nguồn nước,. . | Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ Số chuyên đề: Môi trường và Biến đổi khí hậu (2017)(2): 87-95 DOI: XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ NƯỚC TƯỚI HIỆU QUẢ CHO VÙNG CANH TÁC LÚA KHU VỰC CÁNH ĐỒNG MẪU LỚN HUYỆN NGÃ NĂM, TỈNH SÓC TRĂNG Võ Thị Phương Linh, Nguyễn Hiếu Trung và Trương Thanh Tân Khoa Môi trường và Tài nguyên Thiên nhiên, Trường Đại học Cần Thơ Thông tin chung: Ngày nhận bài: 28/07/2017 Ngày nhận bài sửa: 04/10/2017 Ngày duyệt đăng: 26/10/2017 Title: Identifying irrigation management practices for rice production in a study area of Nga Nam district, Soc Trang province Từ khóa: Canh tác lúa, GAMA, mô hình đa tác tử, quản lý nước tưới, Sóc Trăng Keywords: Agent-based model, GAMA, irrigation water management, rice production, Soc Trang ABSTRACT The study aimed at identifying effective practices for irrigation management in rice cultivation in a study area of Nga Nam district, Soc Trang province. The modeling method (an agent-based model) was used to simulate the interaction among water supply capability of canal system, operation of irrigation system, water demand of rice, and human factors involved in the process of water resources management. The results showed that there are several unnecessary steps in irrigation decision, leading to ineffective irrigation management. The irrigated farming pratices such as maintaining the water depths and storing rainfall help to reduce the cost and adapt to saline intrusion in the future. TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu tổng quát là xác định phương pháp quản lý nước tưới hiệu quả cho vùng sản xuất lúa trong khu vực cánh đồng mẫu lớn huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. Phương pháp mô hình hóa (mô hình đa tác tử) được sử dụng để mô phỏng tương tác giữa khả năng cung cấp nước của hệ thống kênh rạch, việc vận hành các công trình thủy lợi, nhu cầu nước tưới của các cây lúa và yếu tố con người tham gia vào quá trình quản lý nguồn nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy bộ máy quản lý có nhiều

TỪ KHÓA LIÊN QUAN