tailieunhanh - Ghi nhận loài mới thuộc họ scrophulariaceae cho hệ thực vật Việt Nam từ khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hóa
Trong phạm vi bài báo này, đưa ra đặc điểm để nhận dạng loài Lữ đằng đứng-Lindernia megaphylla P. C. Tsoong ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 GHI NHẬN LOÀI MỚI THUỘC HỌ Scrophulariaceae CHO HỆ THỰC VẬT VIỆT NAM TỪ KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN XUÂN LIÊN-TỈNH THANH HÓA Đ NG QUỐC VŨ C Ki Tổng L nghi VŨ XUÂN PHƯƠNG, ĐỖ THỊ XUYẾN i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a Theo Hong Deyuan, Yang H., Jin C. & Noel H. H. (1998), chi Lindernia đằng thuộc họ Hoa mõm chó-Scrophulariaceae với khoảng 70 loài, phân bố rộng rãi ở các vùng ấm trên thế giới. Ở Việt Nam, tác giả Yamazaki (1985) công bố 40 loài có ở Đông Dương trong đó Việt Nam ghi nhận có 30 loài, Phạm Hoàng Hộ (2000) ghi nhận 31 loài, Vũ Xuân Phương (2005) công bố có 30 loài, 1 thứ. Trong quá trình nghiên cứu mẫu vật của chi này và các tài liệu ở Việt Nam, chúng tôi đã phát hiện được loài Lindernia megaphylla P. C. Tsoong-Lữ đằng đứng ở Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa. Loài này trước kia chỉ được ghi nhận thấy ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam). Như vậy, đây là loài bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam và chi Lindernia L. ở Việt Nam hiện được ghi nhận có 31 loài, 1 thứ. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đưa ra đặc điểm để nhận dạng loài Lữ đằng đứng-Lindernia megaphylla P. C. Tsoong ở Việt Nam. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng là các đại diện của chi Lindernia L. ở Việt Nam, bao gồm các mẫu khô được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Viện Sinh học nhiệt đới (VNM), Viện Dược liệu (HNPI), Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội (HNU), Viện Thực vật Côn Minh (KUN), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Pari, Pháp (P),. và các mẫu tươi thu được trong các đợt điều tra thực địa. 2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hình thái để phân loại. Đây là phương pháp truyền thống thường được sử dụng trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Mô tả loài được bổ sung cho hệ thực vật Việt
đang nạp các trang xem trước