tailieunhanh - Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý hoạt động phát triển chương trình đào tạo nghề của Trường Trung cấp nghề Kon Tum

Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng QL hoạt động PT CTĐT nghề của Trường TCN Kon Tum, đề tài đề xuất một số biện pháp QL hoạt động PT CTĐT nghề để nâng cao yếu tố chất lượng CTĐT nghề của NT trong giai đoạn hiện nay. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN NGỌC QUANG PHỤC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TRƢỜNG TRUNG CẤP NGHỀ KON TUM Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Đà Nẵng – Năm 2016 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG BẠCH DƢƠNG Phản biện 1: . Lê Quang Sơn Phản biện 2: . Nguyễn Sỹ Thƣ Luận văn đã bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành Quản lý giáo dục họp tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum vào ngày 08 tháng 10 năm 2016. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (KH&CN) ngày càng phát triển và đã trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Tri thức và thông tin đóng vai trò hàng đầu và là nguồn tài nguyên có giá trị. Trong xu hướng mới, giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trở thành nhân tố quyết định trong việc thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế khu vực. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nguồn nhân lực của Việt Nam nói chung và của tỉnh Kon Tum đang ở trong tình trạng thừa lao động phổ thông, lao động không có chuyên môn kỹ thuật, nhưng lại thiếu lao động có trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, thiếu thợ kỹ thuật trong các ngành, nghề và trong các khu vực kinh tế, tình trạng thất nghiệp vẫn đang được báo động. Một trong những nguyên nhân chính là do các trường nghề vẫn đang đào tạo “cái mình có” hoặc đào tạo theo thị hiếu của người học, chứ chưa theo nhu cầu thực sự của thị trường lao động (TTLĐ). Yêu cầu thực tế đặt ra cho công tác dạy nghề ở tỉnh Kon Tum nói chung và ở Trường Trung cấp nghề (TCN) Kon Tum nói riêng là cần phải không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động dạy học đáp ứng các yêu cầu của TTLĐ. Việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề (ĐTN) như

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.