tailieunhanh - Các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học của Việt Nam
Nội dung tài liệu trình bày những mối đe dọa đối với đa dạng sinh học của Việt Nam: khai thác quá mức động vật và thực vật ở Việt Nam, khai thác và buôn bán thực vật, săn bắt và thu lượm, động vật bị bắt giữ, mất và xuống cấp của môi trường sống tự nhiên, các môi trường rừng, hệ sinh thái biển và ven biển, các loài xâm nhập, các tác động của thay đổi khí hậu. | Các mối đe dọa đối với đa dạng sinh học của Việt Nam Đáng tiếc là khi chúng ta bắt đầu hiểu rõ hơn về đa dạng sinh học của Việt Nam, nhiều loài cũng như toàn bộ hệ sinh thái đang phải đối mặt với các sức ép khủng khiếp đe dọa sự tồn tại của chúng. Một tỷ lệ lớn các loài động thực vật của Việt Nam đang bị đe dọa tuyệt chủng. Vào năm 2004, các nhà sinh học của IUCN đã xếp xấp xỉ 16% các loài thú, 9% các loài bò sát (trong đó có tất cả các loài rùa trừ 4 loài) và 5% các loài chim vào loại bị đe dọa toàn cầu. Nhiều loài cây cũng cũng đã được xếp loại, trong đó có 63% trong số 24 loài tuế của đất nước. Các con số này chắc chắn còn thấp hơn thực tế vì còn có ít thông tin về mật độ và phân bố của phần lớn các loài thực vật và động vật và còn ít thông tin hơn nữa về tình trạng của các quần thể của chúng. Nếu tiếp tục các xu hướng của thiên niên kỷ trước, tốc độ tăng dân số và tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng lên trong khi khả năng đáp ứng các nhu cầu này của đất và nước đang giảm sút. Dân số của đất nước tăng lên rất nhanh chóng vào thế kỷ 20 từ 15,6 triệu người vào năm 1921 đến 54 triệu vào năm 1982, đến gần 80 triệu vào năm 2004; dân số có thể đạt đến con số 150 triệu vào năm 2050. Dân số của đất nước cũng trẻ với 50% trẻ hơn 25. Mật độ dân số trung bình khoảng 240 người/km2 với mật độ cao nhất ở các thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh theo thứ tự khoảng và người/km2. Bất chấp các xu hướng đô thị hóa, 3/4 dân số sống ở các khu vực nông thôn. Khi dân số của đất nước tăng nhu cầu đối với các tài nguyên thiên nhiên cũng tăng theo. Sự tiêu thụ không bền vững những tài nguyên nước và trên đất liền khắp đất nước được thúc đẩy do nhu cầu của các thị trường tại địa phương, trong khu vực và quốc tế, tạo ra mối đe dọa to lớn và trực tiếp đối với đa dạng sinh học của Việt Nam. Những mối đe dọa gián tiếp khác gồm có sự nghèo đói và yếu kém về quản lý nhà nước (thiếu luật pháp, thiếu sự thi hành các điều luật hiện hành cũng như ngân sách và khả năng hạn chế). Các chương trình và .
đang nạp các trang xem trước