tailieunhanh - Khóa định loại các loài trong chi ráng thù xỉ-Arachniodes Blume (dryopteridaceae) ở Việt Nam

Nội dung bài viết trình bày khóa định loại các loài trong chi ráng thù xỉ-Arachniodes Blume (dryopteridaceae) ở Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI TRONG CHI RÁNG THÙ XỈArachniodes Blume (Dryopteridaceae) Ở VIỆT NAM i n n LỮ THỊ NGÂN ng Thiên nhiên i a Kh a h v C ng ngh i a Chi ráng thù xỉ-Arachniodes Blume thế giới có khoảng 50-187 loài (). Theo Kramer, 1990 có từ 50-225 loài trong chi Arachniodes [1]. Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nam đến Đông Nam Châu Á. Một số loài thấy ở nhiệt đới Châu Mỹ, Thái Lan, Châu Úc,. Ở Việt Nam, theo Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ [3] có 6 loài, Danh lục các loài thực vật Việt Nam [2] ghi nhận có 5 loài. Gần đây nhất, Phan Kế Lộc đã cập nhật danh lục các loài trong ngành dương xỉ ở Việt Nam theo hệ thống phân loại của . Smith (2006) trong Hội nghị dương xỉ Châu Á tổ chức ở Thẩm Quyến, Trung Quốc năm 2010, chi Arachniodes có 11 loài [4]. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi xây dựng khóa định loại các loài trong chi Arachniodes. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng là các đại diện của chi Arachniodes Blume ở Việt Nam bao gồm các mẫu khô được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật (PTB thực vật) như PTB thực vật của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (VNMN), PTB thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), PTB thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU). Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm các mẫu vật của chi Thù xỉ từ Internet như PTB Vườn Thực vật Missouri (MO); PTB Viện Thực vật Quảng Tây, Trung Quốc (IBK). 2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh để phân loại, định loại mẫu vật. Đây là phương pháp kinh điển và phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật ở Việt Nam từ trước đến nay vì nó thích hợp với điều kiện hiện nay của nước ta, lại dễ dàng trong nghiên cứu và về lâu dài nó vẫn giữ được tầm quan trọng trong công tác phân loại, định loại mẫu thực vật. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau khi nghiên cứu hơn .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN