tailieunhanh - Chi Sinh Diệp Biophytum DC. (Oxalidaceae) ở Việt Nam

Trong phạm vi bài báo này, đưa ra đặc điểm hình thái của chi, khóa định loại và hiện trạng của các loài trong chi Biophytum ở Việt Nam. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 CHI SINH DIỆP-Biophytum DC. (Oxalidaceae) Ở VIỆT NAM NGUYỄN THỊ SAO MAI, DƯƠNG THỊ THANH THẢO Trường i h ư h i2 ĐỖ THỊ XUYẾN i n inh h i v T i ng yên inh vậ i n n Kh a h v C ng ngh i a Theo Liu Quanra & Mark. F. Watson (2009), chi Sinh diệp (Biophytum DC.) hay còn gọi là Chua me lá me có khoảng trên 50 loài [5], phân bố chủ yếu của các nước nhiệt đới và á nhiệt đới trên toàn thế giới. Ở Việt Nam theo Phạm Hoàng Hộ (2000), Nguyễn Tiến Bân (2003) chi này hiện biết có 4 loài. Các loài thuộc chi Sinh diệp rất dễ nhầm lẫn vì khá giống nhau về ngoại dạng. Bên cạnh giá trị làm thuốc chữa bệnh, có loài còn có thể ăn được. Tuy nhiên, cho đến nay, việc nghiên cứu về hình thái của các loài và chi Sinh diệp vẫn chưa được quan tâm, do vậy, việc nhận dạng các loài thuộc chi này là rất khó khăn. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đưa ra đặc điểm hình thái của chi, khóa định loại và hiện trạng của các loài trong chi Biophytum ở Việt Nam. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các đại diện của chi Biophytum ở Việt Nam bao gồm các mẫu khô được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Viện Dược liệu (HNPI), Trường Đại học Khoa học tự nhiên (HNU),. và các mẫu tươi thu được trong các chuyến điều tra thực địa. 2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu so sánh hình thái để phân loại. Đây là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu phân loại thực vật từ trước đến nay. Phương pháp này dựa vào đặc điểm hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để nghiên cứu, trong đó chủ yếu dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản, vì nó ít biến đổi và ít phụ thuộc vào điều kiện môi trường bên ngoài. Đối với chi Sinh diệp (Biophytum), các đặc điểm được coi là quan trọng trong quá trình nghiên cứu được chú trọng như đặc điểm của thân, lá, cụm hoa, đài, cánh hoa,. II. KẾT QUẢ NGHIÊN .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN