tailieunhanh - Thông Xuân Nha, pinus aff. armandii franch., một loài thông năm lá mới ghi nhận được cho hệ Thông Việt Nam

Nội dung bài viết thu thập thêm một số dẫn liệu mới về hình thái, sinh thái và sinh học của Thông Xuân Nha, pinus aff. armandii franch., một loài thông năm lá mới ghi nhận được cho hệ thông Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 THÔNG XUÂN NHA, Pinus aff. armandii Franch., MỘT LOÀI THÔNG NĂM LÁ MỚI GHI NHẬN ĐƯỢC CHO HỆ THÔNG VIỆT NAM NGUYỄN ĐỨC TỐ LƯU, PHAN VĂN THĂNG, Đ NG XUÂN TRƯỜNG, HÀ CÔNG LIÊM Tr ng C n người v Thiên nhiên Liên hi i Kh a h v Kỹ h ậ i a PHAN KẾ LỘC Trường i h Kh a h nhiên, ih Q gia i Hệ Thông Việt Nam bao gồm khoảng 32-34 loài, trong đó có 2 loài thông năm lá (Hiep et al., 2004). Thông đà lạt Pinus dalatensis de Ferré là loài đặc hữu của các tiểu vùng địa lý thực vật Trung và Nam Trường Sơn (gồm cả một phần sườn Tây trên đất Lào), mọc ở các đai núi thấp và núi trung bình trên sản phẩm phong hóa của đá không vôi và Thông pà cò Pinus kwangtungensis Chun ex Tsiang mọc ở nhiều khu vực đá vôi từ phía Bắc xuống đến điểm tận cùng là Thanh Hóa. Lê Trần Chấn cùng đồng nghiệp (2012) đã phát hiện được một loài thông năm lá thứ ba ở 2 điểm thuộc Khu Bảo tồn thiên nhiên hay còn gọi là Khu Dự trữ thiên nhiên (KDTTN) Xuân Nha (Sơn La) và xác định tên khoa học là Pinus armandii Franch. Tiếp theo Nguyễn Đức Tố Lưu cùng đồng nghiệp thu thập được thêm một số dẫn liệu mới về loài này cũng tại điểm kể trên, xác định loại đá mẹ và chấp nhận tên khoa học như Lê Trần Chấn và đồng nghiệp đã xác định, nhưng đã chỉ ra có thể đây là thứ mới do có lá dài hơn và rủ xuống. Mục đích của nghiên cứu này là thu thập thêm một số dẫn liệu mới về hình thái, sinh thái và sinh học của taxon thông lạ này. I. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đã tổ chức 2 đợt nghiên cứu bổ sung vào đầu và giữa tháng 4/2013, phát hiện được 3 tiểu quần thể quanh các điểm đã biết trước đây. Cùng với hai đợt nghiên cứu trước vào tháng 12/2012 tổng cộng đã thu thập được 14 số hiệu mẫu vật với đầy đủ các bộ phận từ cành mang các chồi lá, lá non và lá già, nón hạt phấn, nón hạt với các tuổi khác nhau, vẩy hạt và hạt. ng 1 Một số d n liệu về các m u vật đã thu thập và được nghiên cứu ẫu v t Địa điểm, n i ống Độ v (B) Độ kinh (Đ) Độ cao * ích thước .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.