tailieunhanh - Nguyên mẫu trăng và trường thơ loạn

Bài viết hướng vào 2 nội dung chính: (1) Nguyên mẫu Trăng trong huyền thoại và thi ca Việt Nam: Trăng Người Mẹ - Người Tình, các phức cảm Oedipe và Empédocle; (2) Trăng trong Trường thơ loạn: trải nghiệm thân xác và khoái lạc xác thịt, hóa thân và tiêu hủy, giải thoát và sáng tạo. | 10, 2016 Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 10, SốTập 3, 2016, NGUYÊN MẪU TRĂNG VÀ TRƯỜNG THƠ LOẠN CHÂU MINH HÙNG* Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, Trường Đại học Quy Nhơn TÓM TẮT Bài viết hướng vào 2 nội dung chính: (1) Nguyên mẫu Trăng trong huyền thoại và thi ca Việt Nam: Trăng Người Mẹ - Người Tình, các phức cảm Oedipe và Empédocle; (2) Trăng trong Trường thơ loạn: trải nghiệm thân xác và khoái lạc xác thịt, hóa thân và tiêu hủy, giải thoát và sáng tạo. Từ khóa: Nguyên mẫu, phức cảm, huyền thoại, giải thoát, sáng tạo, trăng. ABSTRACT The Moon Archetype and the Mad Poetry School The article focuses on two main issues: (1) The Moon Archetype in Vietnamese myth and poetry: The Moon - the Mother and the Lover, Oedipe and Empedocle complexes; and (2) The Moon in The Mad Poetry School: body experience and sensual pleasure, incarnation and destruction, liberation and creativity. Keywords: Archetype, complexes, myth, liberation, creativity, the moon. Chủ nghĩa lãng mạn phát triển tới hạn nào đó, tự nó hạ cánh để trở về mặt bằng hiện thực. Nhưng có lẽ khuynh hướng này phù hợp với văn xuôi hơn, trong khi với thơ, đôi cánh lãng mạn sẽ bay tiếp đến siêu thực, tượng trưng như một nhu cầu giải thoát. Xét đến cùng, mộng tưởng cá nhân của nhà thơ là vô bờ bến, khi đạt tới tầm cao nào đó, nó bắt nhịp với những gì thuộc về tầng sâu để chiếm lấy mọi chiều kích của sự sống và tồn tại. Tầng sâu ấy thuộc về những gì nguyên thủy nhất trong tâm thức giống loài đã bị che phủ bởi các lớp văn hóa khác nhau trong kiến tạo lịch sử của nhân loại. Trường thơ loạn do nhóm Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Yến Lan đề xướng (1936) vừa đột biến vừa tiếp nối tất yếu của Thơ Mới Việt Nam 1932 - 1945. Trường thơ này đưa Thơ Mới nhảy vọt từ lãng mạn sang siêu thực và tượng trưng, coi như hoàn tất một thời đại thi ca. Bài viết này không có tham vọng giải mã toàn bộ Trường thơ loạn mà chỉ tiếp cận một hình tượng mà Hoài Thanh đã chạm đến rồi bỏ dở hay thoái lui: “cái .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN